Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Ka Lăng - Thu Lũm, thăm người La Hủ phần 22

Chuẩn bị đồ đạc xong, vứt lại hết những gì không cần thiết, tôi đeo ba lô bước vào phòng khách thì thấy anh Dương đã giao nhiệm vụ cho một anh biên phòng người Hà Nhì dẫn tôi lên bản Là Si. Anh này tên là Chừ, trạm trưởng trạm biên phòng Là Si, gọi là anh nhưng anh này sinh mới sinh năm 77, một vợ , hai con, nhà ở ngay trung tâm xã Thu Lũm.

Tôi lấy xe đèo anh Chừ lại đi lại đoạn đường lên mốc 29 thẳng một mạch đến bản Coòng Khà.

Từ đường bê tông phải đi qua một đoạn đường mấp mé bên bờ vực để vào trong bản.


Nếu đi chưa quen đường thì vào đây cũng khiếp đấy.


Tôi để xe ở điểm trường của bản, có hai cô giáo đang ở đó, anh Chừ nhờ hai cô trông xe tôi hộ. 


Trong hai cô giáo đó, một cô là giáo viên cắm bản Coòng Khà, còn cô kia chính là giáo viên cắm bản Là Si. Nghe anh Chừ bảo dẫn tôi vào bản Là Si, cô giáo nhìn tôi từ đầu đến chân cười, cô bảo là đi vào Là Si xa và mệt lắm đó, nếu mệt quá không đi được thì quay lại đây ăn cơm với chúng em nhé. Tôi cười đáp lại là nếu anh không vào Là Si được, sẽ quay lại đây ngủ nhờ một đêm...  

Tôi tranh thủ đi một vòng ngó nghiêng bản Coòng Khà, có độ gần hai chục nóc nhà ở đây. Nhà ở đây không phải xây bằng đá mà là nhà trình tường bằng đất. Có lẽ là do không có đá ở đây. Mái nhà được lợp bằng tôn, những mái nhà lợp cỏ của người Hà Nhì đã tuyệt chủng ở nơi này vài chục năm trước rồi.


Chuồng ngựa


Người Hà Nhì ở đây chẳng khác người Kinh là mấy từ cách ăn mặc, cách sinh hoạt, hầu như 100% là nói được tiếng Kinh.


Nhà nào cũng có điện và ti vi vệ tinh.


Qua trao đổi với bà con Hà Nhì ở đây thì tôi thấy người Hà Nhì khu vực này khác hẳn so với người Hà Nhì ở Y Tý, Bát Xát. Sự khác nhau này thể hiện ở cả hình dáng, cách ăn mặc và phong tục tập quán, nhà cửa. Phụ nữ Hà Nhì ở đây hoàn toàn không có kiểu vấn tóc giả bằng lông ngựa thành vành to trên đầu như ở Y Tý, hoàn toàn không có tục thờ hòn đá thiêng trong bếp hay các phong tục lúc trẻ con sinh ra...
Có thể nói là người Hà Nhì ở đây đã bị "Kinh" hóa rất nhiều rồi. Những phong tục cổ chỉ còn được áp dụng trong ngày tết, cưới hỏi, ma chay và cũng rất đơn giản, mang tính hình thức là nhiều.
Có bạn hỏi tôi là tại sao lại như vậy, đúng ra, ở đây người Hà Nhì sống gần người Thái thì phải bị ảnh hưởng bởi văn hóa của người Thái mới đúng. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi suy đoán là điều này một phần chắc là do lịch sử để lại. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, có lẽ là do quân Việt Minh lên khu vực này đóng quân rồi đi lại giao lưu với bà con nhiều, rồi ngay cả để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, rất nhiều người Hà Nhì ở đây đã tham gia chiến dịch, làm dân công, bộ đội trong suốt chiến dịch nên đã có sự ảnh hưởng rất mạnh tới đời sống sau này của bà con. 

Gửi xe ở bản Coòng Khà xong, tôi và anh Chừ lại quay ngược ra đường cái rồi đi về phía U Ma Tu Khoòng khoảng 1km nữa. Ở đó có một lối mòn nhỏ xíu mà chỉ có dân địa phương mới biết để đi xuống dưới thung lũng.


Gọi là thung lũng nhưng thực ra nó sâu hun hút như vực thẳm.


 Anh Chừ đi trước dẫn đường, tôi chạy theo sau vừa đi vừa chụp ảnh


Lối mòn cứ đi xuống sâu mãi, sâu mãi.


Cây rừng mọc um tùm xung quanh.


Một đoạn đường cheo leo trên vách đá.


Và men theo bờ vực


Đi một đoạn thì nhìn thấy một con suối chảy rì rào tí phía dưới, thì ra đây chính là con suối chúng tôi đã nhìn thấy trên đường đi U Ma Tu Khoòng lúc sáng.


Rừng mỗi lục một rậm rạp, chằng chịt dây leo.


Chui qua một cái cổng để ngăn trâu bò vào ruộng ăn lúa.


Nhìn cái cổng này lại nhớ đến bản Tà Dông ở Chế Tạo, Mù Căng Chải


Anh Chừ vẫn bước đi thoăn thoắt.


Dòng suối đã ở gần hơn.


Nhìn thấy cả thửa ruộng bậc thang bên kia bờ suối.


Lòng suối tonaf đá là đá, trông gần thế mà đi xuống đến nơi cũng còn xa ra phết.


Lại luồn lách dưới tán lá rừng.


Một thửa ruộng bậc thang vừa mới được cấy ít hôm.


Một lán nhỏ để canh nương làm bằng gỗ, lợp tôn khá chắc chắn.


Sắp xuống tới suối rồi.


Dốc cắm mặt xuống đất.


Qua nốt mấy thửa ruộng bậc thang này là xuống tới dòng suối.


Suối đây rồi.


Chúng tôi phải lội qua con suối để sang bờ bên kia.


Nước chảy khá siết và đá thì rất trơn, phải cố gắng lắm mới có thể đi qua mà không bị ướt chân.


Anh Chừ khinh công mấy phát đã sang tới bờ bên kia.


Chẳng cần có lũ, chỉ cần mưa to thôi nước dâng lên và chảy mạnh thì di qua đây đã là rất nguy hiểm.


Nước suối đục ngầu đất cát chứ không trong vắt như những dòng suối khác do độ dốc lớn, đất cát bị xói mòn mạnh.


May là đi qua được mà không bị ướt chân.


Hai anh em lại tiếp tục leo núi, bây giờ là đoạn mệt nhất của cuộc hành trình, leo qua đỉnh núi cao nhất này.


Leo một đoạn nhìn xuống đã thấy dòng suối ở tít phía dưới.


Bên này rừng rậm hơn hẳn, có vẻ rất ít người qua lại.


Đường liên tục đi lên, muốn kiếm chỗ phẳng để ngồi cũng không có.


Càng ngày dốc càng gắt.


Tôi phải dừng lại, lấy cây Leatherman ra cưa lấy một đoạn cây làm gậy chống để lên dốc cho đỡ mỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét