11h00:
Bỏ mẹ, hình như đi lạc đường rồi.
Hôm qua lúc xem trên bản đồ mình đã tiên liệu là cái đoạn này rất dễ bị lạc, y như rằng. Cái GPS này ở đây trở nên vô tích sự vì màn hình bé quá, đường thì lại lắt léo.Bản đồ giao thông cũng vậy, không đủ chi tiết. Chỉ có bản đồ trên google maps là chuẩn nhất nhưng không lẽ lại vác cả cái laptop to uỵch của mình đi.
Chuyến này mình cứ lo ở đây đã gặt xong nhưng thật may mắn là mình đi đúng vào vụ gặt của bà con, vui thật.
Bỏ mẹ, hình như đi lạc đường rồi.
Hôm qua lúc xem trên bản đồ mình đã tiên liệu là cái đoạn này rất dễ bị lạc, y như rằng. Cái GPS này ở đây trở nên vô tích sự vì màn hình bé quá, đường thì lại lắt léo.Bản đồ giao thông cũng vậy, không đủ chi tiết. Chỉ có bản đồ trên google maps là chuẩn nhất nhưng không lẽ lại vác cả cái laptop to uỵch của mình đi.
Chuyến này mình cứ lo ở đây đã gặt xong nhưng thật may mắn là mình đi đúng vào vụ gặt của bà con, vui thật.
Cảm giác off road trên rơm thật thú vị.
Hê hê, lần đầu tiên mình nhìn thấy cái máy gặt này, có người bảo là ở quê có từ lâu rồi. Nông thôn giờ hiện đại thật.
Mùa gặt, sao thanh bình đến thế.
11h05:
Lạc đường thế này cũng hay, nếu không đi lạc khéo cả đời mình chẳng đặt chân đến chốn này bao giờ.
Lạc đường thế này cũng hay, nếu không đi lạc khéo cả đời mình chẳng đặt chân đến chốn này bao giờ.
Nam Định vốn là quê hương của loại gạo tám Hải Hậu ngon "nhất thế giới".
Thóc mới thơm ngất ngây.
Thóc mới thơm ngất ngây.
Không hiểu nếu mình phi thật nhanh một phát vào giữa đống rơm thì thế nào nhỉ, chắc là sẽ có một cú ngã rất êm ái.
Một cái xe tuốt lúa chắn giữa đường. Lách xe qua rơm phun phì phì vào mặt, thích thế.
11h15:
Vậy là mình đã đi lạc đường từ đoạn cầu Tân Đệ, đáng nhẽ phải đi qua 1 cây cầu trong thành phố Nam Định để đi sang bờ bên kia thì mình lại cứ cắm đầu cắm cổ chạy thẳng. Cái con sông mình đang đi dọc bờ đê này không phải là sông Hồng mà là sông Đào hay còn gọi là sông Nam Định.
Vậy là mình đã đi lạc đường từ đoạn cầu Tân Đệ, đáng nhẽ phải đi qua 1 cây cầu trong thành phố Nam Định để đi sang bờ bên kia thì mình lại cứ cắm đầu cắm cổ chạy thẳng. Cái con sông mình đang đi dọc bờ đê này không phải là sông Hồng mà là sông Đào hay còn gọi là sông Nam Định.
Có lẽ là đã đi lạc mất khoảng 15km về phía Tây Nam thay vì đi về phía Đông Nam. Kể mà cứ đi dọc sông Nam Định thì sẽ gặp sông Đáy rồi cũng ra được biển nhưng mà là ra Cửa Đáy, đó cũng sẽ là một cung hay.
Cơ mà bây giờ phải hỏi đường để quay lại sông Hồng đã.
- Anh ơi cho hỏi đường về Cổ Lễ đi đường nào ạ?
- Ái chà, quay lại đi, đến ngã ba có con đường bê tông nhỏ thì rẽ vào, ra bến đò sang bên kia sông thì hỏi tiếp, tớ cũng vừa ở đấy về.
Hí hí, bến đò đây rồi, con đò máy nằm chình ình giữa trời nắng, ông lái đò chạy đâu mất tiêu rồi, Đò ơi...
- Đây rồi, đợi tớ uống xong chén nước đã.
- Hê hê, em cứ tưởng bác trốn ở đâu rồi, may quá.
- Này, đứng mà giữ cái xe máy không thuyền lắc là đổ đấy, đi đâu thế này?
- Dạ em đi "tìm chim" ạ.
Cả con đò có mỗi mình, thế mà lão ấy cũng chở.
- Anh ơi hết bao tiền ạ?
- 10 nghìn thôi
- Em gửi này, chào anh nhé.
Cơ mà bây giờ phải hỏi đường để quay lại sông Hồng đã.
- Anh ơi cho hỏi đường về Cổ Lễ đi đường nào ạ?
- Ái chà, quay lại đi, đến ngã ba có con đường bê tông nhỏ thì rẽ vào, ra bến đò sang bên kia sông thì hỏi tiếp, tớ cũng vừa ở đấy về.
Hí hí, bến đò đây rồi, con đò máy nằm chình ình giữa trời nắng, ông lái đò chạy đâu mất tiêu rồi, Đò ơi...
- Đây rồi, đợi tớ uống xong chén nước đã.
- Hê hê, em cứ tưởng bác trốn ở đâu rồi, may quá.
- Này, đứng mà giữ cái xe máy không thuyền lắc là đổ đấy, đi đâu thế này?
- Dạ em đi "tìm chim" ạ.
Cả con đò có mỗi mình, thế mà lão ấy cũng chở.
- Anh ơi hết bao tiền ạ?
- 10 nghìn thôi
- Em gửi này, chào anh nhé.
11h45:
Lên bờ sông bên kia lại cắm cúi chạy thêm 15km để tới Cổ Lễ, gặp quốc lộ 21 thì vào một hàng phở bò Nam Định xịn xìn xin để ăn trưa.
Lùa vội đĩa cơm rang cứng như đá và một bát thịt bò trần rồi lại vội vàng lên đường.
Đường đê này phải đi lúc trời còn sáng chứ đi buổi tối rất nguy hiểm vì vắng và nhiều ... ma.
Giá lúc đó mà có cái bản đồ này thì tốt, đường màu xanh là tracklog mình đã đi qua.
Lên bờ sông bên kia lại cắm cúi chạy thêm 15km để tới Cổ Lễ, gặp quốc lộ 21 thì vào một hàng phở bò Nam Định xịn xìn xin để ăn trưa.
Lùa vội đĩa cơm rang cứng như đá và một bát thịt bò trần rồi lại vội vàng lên đường.
Đường đê này phải đi lúc trời còn sáng chứ đi buổi tối rất nguy hiểm vì vắng và nhiều ... ma.
Giá lúc đó mà có cái bản đồ này thì tốt, đường màu xanh là tracklog mình đã đi qua.
13h25:
Lại rong ruổi trên đê Cổ Lễ. Con đê được đổ bê tông phẳng phiu sạch sẽ vắng tanh dài tít tắp.
Lại rong ruổi trên đê Cổ Lễ. Con đê được đổ bê tông phẳng phiu sạch sẽ vắng tanh dài tít tắp.
Đúng sông Hồng xịn đây nhé.
Được một đoạn thì chuyển sang đường offroad, hôm nào rủ bọn pva và hoangnguyen chạy lại cung này thì khoái phải biết.
Thực ra chuyến này mình chỉ định chạy trên đê hữu Hồng, qua Hà Nam và Nam Định, nếu có thời gian thì lúc về chạy trên đê tả Hồng, qua Thái Bình và Hưng Yên có thể sẽ được khám phá rất nhiều thứ hay.
Rạ trên đồng được cắt ngay ngắn và phơi khô để đốt bỏ.
Một buổi trưa bình yên chốn thôn quê Bắc Bộ.
Ruộng ngô cũng đã khô nỏ.
13h45:
Lại phải hỏi đường tiếp, mình phải kiếm một con đò để vượt sông Ninh Cơ sang Xuân Thành.
Bến đò đây rồi, may quá vừa sang đến nơi không phải đợi.
Lại phải hỏi đường tiếp, mình phải kiếm một con đò để vượt sông Ninh Cơ sang Xuân Thành.
Bến đò đây rồi, may quá vừa sang đến nơi không phải đợi.
Trên đò chỉ có 3 người, ông lái đò, mình và một cô gái trẻ chắc chỉ độ 19, 20 tuổi.
Cô gái trẻ khá xinh xắn, người dong dỏng cao nhưng hơi gầy, tóc tết hai bên. Cô ta đội một chiếc mũ rộng vành màu trắng, đeo một chiếc kính râm to màu nâu, mặc áo thun xanh, bên ngoài khoác một chiếc áo sơ mi của đàn ông cài hững hờ hai cái khuy chắc để chống nắng. Trên cổ cô gái đeo một cái kiềng to màu trắng có vẻ như bằng bạc giống như của người vùng cao, mặc một cái quần thụng màu đỏ, chân đi đôi dép trông rất buồn cười như kiểu một đôi sục nhưng lại có quai hậu. Nhìn trang phục của cô gái có vẻ rất lạ so với chốn thôn quê này.
Cặp mắt lá dăm chỉ liếc nhìn tôi một cái, ánh mắt thật lạnh lùng chẳng biểu hiện chút cảm xúc nào rồi quay ra nhìn vào một điểm hư vô nào đó ở bờ sông bên kia, miệng cười nhếch trông nửa đáng yêu, nửa đáng ghét.
Mình lại phải đứng giữa đò để giữ xe cho khỏi đổ còn cô gái kia chui vào trong mui ngồi với ông lái đò. Cũng muốn giơ máy ảnh lên chụp một cái nhưng thấy hơi vô duyên nên đành chụp dòng sông vậy.
Cô gái trẻ khá xinh xắn, người dong dỏng cao nhưng hơi gầy, tóc tết hai bên. Cô ta đội một chiếc mũ rộng vành màu trắng, đeo một chiếc kính râm to màu nâu, mặc áo thun xanh, bên ngoài khoác một chiếc áo sơ mi của đàn ông cài hững hờ hai cái khuy chắc để chống nắng. Trên cổ cô gái đeo một cái kiềng to màu trắng có vẻ như bằng bạc giống như của người vùng cao, mặc một cái quần thụng màu đỏ, chân đi đôi dép trông rất buồn cười như kiểu một đôi sục nhưng lại có quai hậu. Nhìn trang phục của cô gái có vẻ rất lạ so với chốn thôn quê này.
Cặp mắt lá dăm chỉ liếc nhìn tôi một cái, ánh mắt thật lạnh lùng chẳng biểu hiện chút cảm xúc nào rồi quay ra nhìn vào một điểm hư vô nào đó ở bờ sông bên kia, miệng cười nhếch trông nửa đáng yêu, nửa đáng ghét.
Mình lại phải đứng giữa đò để giữ xe cho khỏi đổ còn cô gái kia chui vào trong mui ngồi với ông lái đò. Cũng muốn giơ máy ảnh lên chụp một cái nhưng thấy hơi vô duyên nên đành chụp dòng sông vậy.
Một xóm nghèo ven sông
Có con đò tên là đò bến Hạ
Một gái nghèo đoan trang
Nhan sắc nàng như là một đóa hoa
Nhà vốn nghèo cho nên
Sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò
Bến Hạ đưa đò
Gái đẹp đưa đò
Ngày tiếp ngày trôi qua
Biết bao người qua đò giòng bến Hạ
Nhiều khách đò ngây ngô
Hay trách nàng sao đò lại chóng qua
Nhiều trai làng ba hoa
Ý như là đoán nàng dùng phép lạ
Nào đâu biết sắc đẹp là mắc mơ
Thấy đẹp quên giờ
Gái đẹp đưa đò
Nhiều anh chàng khoe khoang
Chiếm tim nàng nhưng nàng nào đáp tình
Vì tấm lòng băng trinh
Ai đã nguyện cho người thời chiến chinh
Đoàn anh hùng sang sông
Trái tim nàng trao về một bóng hình
Một người lính chiến đánh trận quên mình
Lính trận chân thành
Lính trận chung tình
Đời hồng nhan ai có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn ...
Người anh hùng qua sông với câu thề quay về
thì cưới nàng
Và mấy lần xuân sang
Trên bến đò quân hành người hát vang
Có con đò tên là đò bến Hạ
Một gái nghèo đoan trang
Nhan sắc nàng như là một đóa hoa
Nhà vốn nghèo cho nên
Sớm xa lìa sách đèn cùng mái trường
Ngày ngày ra bến giúp mẹ đưa đò
Bến Hạ đưa đò
Gái đẹp đưa đò
Ngày tiếp ngày trôi qua
Biết bao người qua đò giòng bến Hạ
Nhiều khách đò ngây ngô
Hay trách nàng sao đò lại chóng qua
Nhiều trai làng ba hoa
Ý như là đoán nàng dùng phép lạ
Nào đâu biết sắc đẹp là mắc mơ
Thấy đẹp quên giờ
Gái đẹp đưa đò
Nhiều anh chàng khoe khoang
Chiếm tim nàng nhưng nàng nào đáp tình
Vì tấm lòng băng trinh
Ai đã nguyện cho người thời chiến chinh
Đoàn anh hùng sang sông
Trái tim nàng trao về một bóng hình
Một người lính chiến đánh trận quên mình
Lính trận chân thành
Lính trận chung tình
Đời hồng nhan ai có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn ...
Người anh hùng qua sông với câu thề quay về
thì cưới nàng
Và mấy lần xuân sang
Trên bến đò quân hành người hát vang
Tìm trong đoàn quân nhân
Những anh hùng quay về từ chiến trận
Mà nào đâu thấy bóng người tôn thờ
Lính trận không về
Bến Hạ mong chờ
Rồi có người qua sông
báo tin chàng không bao giờ còn quay về
Người anh hùng hy sinh những ước thề cô đò còn khắc ghi
Người anh hùng ra đi không quay về đau lòng người bến Hạ
Và từ tin đó khách đò trông chờ
Bến Hạ bơ phờ
Vắng nàng đưa đò
Rồi tới ngày đau thương khách qua đường đau lòng mà đứng nhìn
Hạ tên nàng ghi bia
Bên nắm mộ hoang tàn người tiết trinh
Vì chung tình cho nên cô lên đường đi tìm người yêu mình
Rồi trong lửa khói súng giặc điên cuồng giết người chung tình
Bến Hạ u buồn
Đời hồng nhan cô có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn ...
Những anh hùng quay về từ chiến trận
Mà nào đâu thấy bóng người tôn thờ
Lính trận không về
Bến Hạ mong chờ
Rồi có người qua sông
báo tin chàng không bao giờ còn quay về
Người anh hùng hy sinh những ước thề cô đò còn khắc ghi
Người anh hùng ra đi không quay về đau lòng người bến Hạ
Và từ tin đó khách đò trông chờ
Bến Hạ bơ phờ
Vắng nàng đưa đò
Rồi tới ngày đau thương khách qua đường đau lòng mà đứng nhìn
Hạ tên nàng ghi bia
Bên nắm mộ hoang tàn người tiết trinh
Vì chung tình cho nên cô lên đường đi tìm người yêu mình
Rồi trong lửa khói súng giặc điên cuồng giết người chung tình
Bến Hạ u buồn
Đời hồng nhan cô có biết không
Đời gian nan là kiếp má hồng
Đời hồng nhan nên nước mắt tuôn
Nhiều gian truân và lắm đau buồn ...
Chỉ 5 phút đò đã sang đến bờ bên kia, mình đang loay hoay quay đầu xe để phóng lên thì cô gái đã thoăn thoắt nhảy lên bờ biến mất hút sau rặng cây.
- Anh ơi bao tiền ạ?
- Bảy nghìn
Hê hê, rẻ hơn cái đò trước ba nghìn, hay là tại đi cùng cô gái kia nên rẻ hơn?
Leo lên con đê bé xíu nhưng được đổ bê tông nhẵn lỳ
- Anh ơi bao tiền ạ?
- Bảy nghìn
Hê hê, rẻ hơn cái đò trước ba nghìn, hay là tại đi cùng cô gái kia nên rẻ hơn?
Leo lên con đê bé xíu nhưng được đổ bê tông nhẵn lỳ
Đi mãi vẫn thấy độc chuối là chuối, mình vừa đi vừa cảm giác có cái bóng áo sơ mi trắng của cô gái lúc nãy lướt vun vút trong rặng chuối đuổi theo mình.
14h00:
Chạy loanh quanh mãi trong rừng chuối mà không thấy đường đi đâu cả, lại lạc rồi, quay lại thôi.
Có con đường đê để đi thì có một đoạn đang san sửa, mình không biết đường đi tắt lại đi vòng mất gần chục km.
Chạy loanh quanh mãi trong rừng chuối mà không thấy đường đi đâu cả, lại lạc rồi, quay lại thôi.
Có con đường đê để đi thì có một đoạn đang san sửa, mình không biết đường đi tắt lại đi vòng mất gần chục km.
14h20;
Chạy xuyên qua thị trấn Xuân Trường, phố xá sầm uất và rất sạch sẽ, quy củ.
Chạy xuyên qua thị trấn Xuân Trường, phố xá sầm uất và rất sạch sẽ, quy củ.
Đường lát gạch đỏ đúng theo kiểu truyền thống của làng xã cổ.
Đường mới làm phẳng lỳ
Rất nhiều nhà bán cây cảnh dọc đường.
14h40:
Chạy một hồi thì đi lạc ra bến phà Sa Cao, sang bên kia là địa phận huyện Kiến Xương, Thái Bình.
Chạy một hồi thì đi lạc ra bến phà Sa Cao, sang bên kia là địa phận huyện Kiến Xương, Thái Bình.
Lại phải quay lại hỏi thăm đường đi ra đê sông Hồng.
- Chị ơi đi Ngô Đồng đường nào ạ?
- Đi đường đê khó đi lắm, vòng đường nhựa dễ đi hơn.
- Nhưng mà em phải đi đường đê chị ạ.
- Thế thì cứ đi thẳng, qua chỗ đóng tàu là tới.
Đê sông hồng đây rồi, thật kỳ lạ là nước lại có vẻ là chảy ngược lại, mình thắc mắc mãi không hiểu tại sao, chả nhẽ là nhầm đường. À, có khi là đến buổi chiều, thủy triều lên, nước lại chảy ngược từ biển vào chăng?
- Chị ơi đi Ngô Đồng đường nào ạ?
- Đi đường đê khó đi lắm, vòng đường nhựa dễ đi hơn.
- Nhưng mà em phải đi đường đê chị ạ.
- Thế thì cứ đi thẳng, qua chỗ đóng tàu là tới.
Đê sông hồng đây rồi, thật kỳ lạ là nước lại có vẻ là chảy ngược lại, mình thắc mắc mãi không hiểu tại sao, chả nhẽ là nhầm đường. À, có khi là đến buổi chiều, thủy triều lên, nước lại chảy ngược từ biển vào chăng?
15h20:
Chạy qua xưởng đóng tàu, có đến dăm con tàu lớn đang chế tạo dở nằm rỉ nhoét trên bãi, nhà máy đóng tàu nhìn hoang tàn như bãi tha ma. Nhìn cũng biết mấy anh này chắc phá sản theo Vinashin đây mà, thế là sẽ có bao nhiêu công nhân thất nghiệp.
Chạy qua xưởng đóng tàu, có đến dăm con tàu lớn đang chế tạo dở nằm rỉ nhoét trên bãi, nhà máy đóng tàu nhìn hoang tàn như bãi tha ma. Nhìn cũng biết mấy anh này chắc phá sản theo Vinashin đây mà, thế là sẽ có bao nhiêu công nhân thất nghiệp.
Đi qua thị trấn Ngô Đồng thì mình không tìm thấy đường đê nữa mà đành đi theo đường lớn để tới cửa Ba Lạt.
15h45:
Đi xuyên qua một con đường nhỏ, lúc này hoàn toàn định hướng theo GPS để chạy.
15h45:
Đi xuyên qua một con đường nhỏ, lúc này hoàn toàn định hướng theo GPS để chạy.
15h50:
Có vẻ đã đến gần vườn quốc gia Xuân Thủy với những đầm phá ngập mặn, ong ở đâu bay ra vu vu đầy trước mặt.
Có vẻ đã đến gần vườn quốc gia Xuân Thủy với những đầm phá ngập mặn, ong ở đâu bay ra vu vu đầy trước mặt.
À thì ra là đây, hàng dãy tổ ong mật la liệt dưới đất.
Cũng may là loại ong mật này rất hiền, ít khi đốt người.
Mình ngó quanh, trả thấy cây gì đang ra hoa cả, không biết lũ ong này đi hút mật ở đâu nhỉ.
Đã đến địa phận của vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia Xuân Thủy, điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á, độc nhất của Việt Nam suốt 16 năm (Tới năm 2005, Việt Nam mới có khu Ramsar thứ 2 là khu Bàu Sấu của VQG Cát Tiên ở tỉnh Đồng Nai). Mà cái Ramsar Bàu Sấu ở Nam Cát Tiên hôm đi với tichuot bé tý, không rộng mênh mông như ở đây.
Hỏi thăm một lúc thì mình tới Ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thủy, BQL có vẻ mới được xây dựng, khá khang trang và rộng rãi. Ngoài khu nhà chính đã được xây xong, hiện vẫn còn mấy khu nhà nữa đang trong giai đoạn hoàn thiện, có thể đây là những khu nhà nghỉ phục vụ khách tới thăm quan trong thời gian tới.
Đến TT.Ngô Đồng bạn đi đến cống Cồn Nhì giẽ trái là bạn lại tiếp tục đi dọc theo Sông Hồng qua địa phận các xã Hồng Thuận, Giao Hương và cuối cùng là Giao Thiện .
Trả lờiXóaVâng, hôm đó tôi cũng chủ quan không đặt waypoint trên GPS nên lạc mất đường đê, đành đi đường nhựa cho nhanh.
Trả lờiXóaKhông ngờ cậu cũng văn thơ lai láng phết
Trả lờiXóaThank you...
Trả lờiXóaHe he chỗ kia không phải là TT Xuân Trường đâu anh, đấy là Làng Hành Thiện, một làng khoa bảng bậc nhất Đồng bằng Sông Hồng đấy. Đường lát gạch bao quanh làng, dẫn đến nhà lưu niệm Cố TBT Trường Chinh.
Trả lờiXóaEm 2 lần đến Ba Lạt vào năm ngoái nhưng đều là Cồn Vành chứ chưa được đến Giao Thiện như anh. Thật khâm phục! :D
Vâng, con đường đó đúng là làng Hành Thiện, thị trấn Xuân Trường ở mãi phía dưới chỗ đầu tỉnh lộ 489.
Trả lờiXóa"Đê sông hồng đây rồi, thật kỳ lạ là nước lại có vẻ là chảy ngược lại, mình thắc mắc mãi không hiểu tại sao, chả nhẽ là nhầm đường. À, có khi là đến buổi chiều, thủy triều lên, nước lại chảy ngược từ biển vào chăng?"
Trả lờiXóaTừ đoạn Hành Thiện đổ ra bể, vào mùa khô thì đôi khi nước sông hồng chảy ngược là thường (do thuỷ triều).
Bây giờ trên thượng nguồn làm nhiều thuỷ điện nên vùng này có thể gần thành nước lợ cũng nên.
Vào mùa khô thì nước sông Hồng ở đoạn này rất trong xanh, mặt không gần như mặt hồ, buổi sáng mờ sương chả khác gì hồ Tây.
Chắc anh đi vào cuối mùa lũ nên nước sông đỏ phù sa rồi.