Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ khá sớm để chuẩn bị lên đường.
Bình minh trên Thu Lũm
Bình minh trên Thu Lũm
Bọn pva và longnuot thì chuẩn bị sẵn đồ đạc để về nhà luôn.
Ăn sáng với một bát mỳ tôm cùng đơn vị xong, anh Dương cử đồng chí Huân đưa chúng tôi đi lên Hòn Đá Trắng tham quan, anh bảo, vì chỗ đó không cẩn thận là đi lạc sang bên Trung Quốc nên phải cử đồng chí Huân đi để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Chúng tôi sắp sửa đồ đạc xong nổ máy và lên đường.
Ra khỏi cồng đồn biên phòng Thu Lũm, rẽ trái là đường lên Hòn Đá Trắng.
Đường khá rộng, dốc và nhiều khúc cua gấp.
Chỉ một lát chúng tôi đã lên đến độ cao trên 1500m
Con đường này cũng chính là tuyến đường tuần tra biên giới của khu vực, đi giữa rừng núi um tùm.
Đứng trên này nhìn xuống quang cảnh tuyệt đẹp.
Mây ở trên đầu, mây ở dưới chân.
Bốn anh em chụp một kiểu ảnh lưu niệm
Con đường xuyên vào làn mây mù lên tít trên cao
Chỗ này ít hôm trước có một chiếc xe tải lao xuống vực sâu hàng trăm mét, rất may là lái xe nhảy được ra ngoài nên thoát chết.
Đường trong mây đẹp quá
Đường tuần tra biên giới đổ bê tông phẳng phiu.
Đây là đoạn đường chạy sát đường biên giới Việt - Trung, cột mốc phân định năm đâu đó trên đỉnh núi này.
Đứng ở đây có thể nhìn thấy đòn biên phòng Thu Lũm ở trên đỉnh quả núi, phía gần hơn này là một trường học đang được xây dựng. Có thể nói là tỉnh Lai Châu đã đặc biệt quan tâm tới khu vực này, đầu tư rất nhiều cơ sở hạ tầng để cải thiện cuộc sống cho nhân dân ở đây.
Cây cối um tùm phía dưới
Con đường tuần tra vẫn tiếp tục vươn lên cao mãi.
Hệ thống đường tuần tra biên giới của Việt Nam sẽ được xây dựng trên địa bàn 25 tỉnh biên giới đất liền từ Quảng Ninh cho đến Kiên Giang với chiều dài 10.196km - tuyến đường dài nhất từ trước đến nay dọc biên giới trong khu vực vành đai phạm vi dưới 1.000m tính từ đường biên giới quốc gia. Theo thiết kế, nền đường rộng 5,5m, mặt đường rộng 3,5m, kết cấu mặt bằng bê tông xi măng hoặc đá dăm nhựa. Giai đoạn 2006-2010, dự án này đã triển khai trên địa bàn 19 tỉnh với gần 2.000km, trong đó tập trung xây dựng tuyến đường TTBG khu vực Tây Nguyên. Kế hoạch đến năm 2012, 2 tuyến đường sẽ thông tuyến đó là Lạng Sơn - Quảng Ninh (dài khoảng 250km) và Kon Tum - Bình Phước (dài 950km).
Đường tuần tra biên giới được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ đội biên phòng tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới; chống vượt biên, chống xâm nhập trái phép, buôn lậu, vận chuyển ma túy; di chuyển, thành lập mới các đồn, trạm biên phòng, tạo điều kiện để từng bước giảm quân số các đồn biên phòng, góp phần củng cố các khu vực phòng thủ; bảo đảm cơ động cho các lực lượng và một số loại phương tiện quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân giới cắm mốc.
Bên cạnh đó, đường tuần tra biên giới được xây dựng kết nối với đường vành đai biên giới, đường dân sinh góp phần phát triển giao thông, tạo điều kiện cho nhiều địa phương đưa dân ra sát biên; tiếp tục phát triển các khu kinh tế quốc phòng, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa.
Cả bọn lại dừng chân ngắm cảnh.
Nhìn đồn biên phòng Thu Lũm thật gần nhưng đi được đến đây là 25km.
Giá mà bao giờ con đường này hoàn thành, tôi được đi một vòng từ Móng Cái tới Kiên Giang thì tuyệt vời. Bao xương máu, công sức của cha ông từ hàng nghìn đời nay mới tạo nên được tuyến đường nhỏ xinh đó.
Đến một cái ngã ba, rẽ trái là đi vào bản Hà Nhì, đi thẳng là đường tuần tra biên giới tới đi về Kẻng Mỏ, Mù Cả.
Bốn anh em leo dốc đến với Hòn Đá Trắng
Hòn Đá Trắng này vốn gắn liền với một truyền thuyết của người Hà Nhì nơi đây. Người Hà Nhì gọi hòn đá này là "A pó ủ phú" nghĩa là "Ông già đá trắng".
Truyền rằng: Ngày xửa, ngày xưa cả vùng đất Tây Bắc này là rừng già bao phủ. Lúc đó người Hà Nhì vẫn còn tục du canh du cư. Bấy giờ, có đôi vợ chồng người Hà Nhì cùng nhau đi về mảnh đất phương Nam này. Họ đi cả đêm để vượt qua trăm suối ngàn khe. Khi họ đi đến một đỉnh núi thuộc nước Việt thì người vợ mới sực nhớ là quên mất chiếc khăn đội đầu ở nhà. Thế là người chồng phải ngồi đợi người vợ về lấy khăn. Người vợ về đến nhà toan quay lại chỗ chồng đợi thì gà đã gáy sáng nên không vượt qua được rừng già nữa. Người chồng đợi mãi, đợi mãi mà không thấy người vợ quay lại cho đến khi mình hoá đá lúc nào không hay. Người vợ ở bên kia biên giới cũng hoá đá trong tư thế đang tiến về nơi chồng. Chỗ người chồng đợi vợ vốn là hòn núi đất giờ tự nhiên lại mọc lên một ụ đá giống thế người chồng ngồi chống cằm mắt hướng về phương Bắc.
Hòn Đá Trắng này từ bao đời nay đã được coi là thánh thạch ở khu vực này, cực kỳ linh thiêng. Hàng năm, đến ngày lễ thánh thạch, bà con Hà Nhì ở cả hai bên biên giới tới đây làm lễ rất đông. Họ có khi tới ăn ngủ tại đây để cúng thánh thạch rất thành tâm. Lễ vật để cúng thường là thuốc lào, thuốc lá, tiền lẻ và rượu.
Hòn Đá Trắng này nằm trên đường biên giới hai nước Việt - Trung và là một trong những cột mốc tự nhiên quan trọng nhất của biên giới hai nước. Trong quá trình đàm phán phân mốc biên giới với Trung Quốc, Việt Nam chúng ta đã rất vất vả trong thương thuyết, vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo và cuối cùng đã thắng lợi trong việc phân định Hòn Đá Trắng này thuộc về lãnh thổ Việt Nam. Đây là một niềm tự hào không chỉ đối với bà con Hà Nhì ở khu vực này mà còn là niềm tự hào của cả dân tộc trong việc giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Tuy nhiên, do người dân cả hai bên biên giới đều đã thờ cúng Hòn Đá Trắng này từ lâu đời và nó đã nằm trong đời sống tâm linh của họ, do vậy, mỗi khi đến ngày cúng Hòn Đá Trắng, biên phòng Trung Quốc đều có thông báo cho biên phòng Việt Nam để cho phép người dân phía Trung Quốc sang làm lễ cúng bình thường với điều kiện không được làm mất trật tự, trị an trong khu vực.
Đi hết đoạn dốc, chúng tôi đã nhìn thấy Hòn Đá Trắng. Đó là một tảng đá thạch anh màu trắng xù xì xuất hiện ở giữa một bãi đất rộng, xung quanh không hề có một tảng đá nào khác, cây cối mọc um tùm.
Hòn Đá Trắng cao chừng ngang đầu người, khá cân đối.
Xung quanh Hòn Đá Trắng đầy những mảnh chai màu xanh do người Trung Quốc sang thờ cúng lấy chai rượu đập vào Hòn Đá cho vỡ ra.
Mặt trước của Hòn Đá Trắng (hướng về phía Việt Nam)
Mặt bên cạnh
Cận cảnh đằng trước
Cận cảnh đằng sau
Trước lúc đi, chúng tôi cũng đi mua một gói thuốc lào, một bao thuốc để mang lên đây cúng theo đúng phong tục của bà con Hà Nhì.
Chuẩn bị lễ
Đặt thuốc lào lên Hòn Đá Trắng
Châm một điếu thuốc lá
Thắp hương
Thành tâm lễ
Lần lượt chụp ảnh kỷ niệm với Ông Già đá trắng
longnuot và pva rất khoái chỗ này
Đứng kể chuyện về Hòn Đá Trắng, ngắm nghía mãi không chán.
Ba thằng chụp một kiểu kỷ niệm trước khi ra về.
Lối mòn từ phía Trung Quốc sang của người dân mỗi khi tới lễ Hòn Đá Trắng
Đất bên Trung Quốc
Chỗ tôi đang đứng đã thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.
Bên Trung Quốc không hoang vu như bên Việt Nam mà cây cối có vẻ được trồng cẩn thận.
Ngắm nghía một lúc, chúng tôi quay trở ra để còn kịp đi cửa khẩu U Ma Tu Khoòng.
Trước khi về lại đồn Thu Lũm, Huân còn dẫn chúng tôi tới một nơi vốn là điểm giao thương giữa người dân hai nước để trao đổi mua bán hàng hóa.
Chúng tôi để ba con cào cào lại trên đường cái để đi bộ vào.
Bếp lửa của người dân đun nấu vào ngày chợ.
Phía cuối đoạn đường này là sang đất Trung Quốc.
Vượt biên sang Trung Quốc nào.
Nhảy xuống con đường bên dưới là sang đất Trung Quốc
Đường của Trung Quốc
Bên này không còn hoang vu và tự nhiên như Việt Nam nữa.
Họ xây cái gì đây không biết
Bức tường bằng bao cát ngăn cách Việt Nam và Trung Quốc
Tất cả cùng vượt biên
Huân đẩy thử một cái xe rùa của Trung Quốc vứt lòng chỏng bên đường.
Ruộng bậc thang bên Trung Quốc lấp ló sau tán lá cây
Một cái nón và áo Trung Quốc
Thuốc lá Trung Quốc
Phía xa trên đỉnh quả đồi bên Trung Quốc có một bản Hà Nhì
Cả quả đồi đã bị biến thành ruộng bậc thang
Trâu Trung Quốc
Ruộng nương bên Trung Quốc
Tỉnh Vân Nam của Trung quốc là đây, nếu đi sâu vào nữa chắc cũng có rất nhiều cảnh đẹp kỳ thú.
Chúng tôi cùng đứng ngắm cảnh một lúc rồi lên đường trở về để đi cửa khẩu U Ma Tu Khoòng.
Chú bộ đội biên phòng đó sao nhìn quen vậy?
Trả lờiXóaChắc chắn gặp ở đâu rồi.
Lần sau các bác đi cho em đi với nha.
em sắp đi cung này, đọc bài viết và ảnh của anh thích quá.
Trả lờiXóa