Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín phần 2

Rừng ngập mặn ngay sát đường nhựa.


Toàn cây sú vẹt giống ở VQG Xuân Thủy.


Cây hoa gì mà nhìn giống cái đuôi chồn, rất ngộ ngĩnh.


Một đoạn đường quá đẹp.


9h20 sáng thì chúng tôi đã gần tới thị trấn Tiên Yên.


Thật lạ là ở các nơi khác, lúa đã gặt được hơn một tháng nhưng ở đây, vẫn còn đang trong mùa lúa chín.


Bà con đang nô nức gặt lúa.


Em yêu hỡi cùng anh vào mùa gặt
Lưỡi liềm đưa gặt lúa trộn nắng vàng
Trộn tiếng hát một mùa vàng no ấm
Trộn bóng ai nghiêng vành nón liếc sang


Một mùa vàng bội thu.


Đã đến lối rẽ đi Tiên Yên.


Đi qua thị trấn Tiên Yên, tới một ngã tư, rẽ tay trái là đường đi Bình Liêu.


Từ Tiên Yên đi Bình Liêu khoảng 35km.


Đường đi Bình Liêu không rộng nhưng rất đẹp, vắng vẻ, thanh bình như không cần biết tới cuộc sống xô bồ nơi đô thị.


Thoát khỏi khu đông dân cư là tới thế giới của núi rừng, trời và mây.


Một đoạn đường uốn lượn như dải lụa mềm.


Ruộng lúa chín vàng suốt dọc đường.


Qua điểm trường Khe Vè


Một góc cua sát ruộng bậc thang.



Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín phần 1


Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?

Chuyến đi này tôi cũng đã ấp ủ từ khá lâu. Trước khi đến một nơi nào đó, tôi thường tính xem thời điểm nào sẽ là hợp lý nhất để mình có thể tận hưởng và trải nghiệm được nhiều điều trong khoảng thời gian luôn eo hẹp của mỗi chuyến đi. Tôi sẽ cố gắng chọn ngày lên đường vào sát với ngày rằm của tháng để được tận hưởng cảm giác đi dưới ánh trăng sáng, ngắm nhìn cảnh vật trong đêm.

Và thế là, tối ngày 11-11-11, và cũng là ngày 16 âm lịch, tôi với tricoi lại rông ruổi trên 2 chiếc cào cào thẳng tiến tới huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, đây là huyện vùng sâu vùng xa nhất của tỉnh Quảng Ninh và cũng là huyện có nhiều bà con dân tộc thiểu số sinh sống nhiều nhất với 42,7 km đường biên giới với Trung Quốc.

Đây cũng là nơi bắt đầu của con đường tuần tra biên giới từ Móng Cái tới cửa khẩu Hoành Mô và sau đó là từ Hoành Mô sang Lạng Sơn hứa hẹn sẽ có nhiều điều mới lạ và thú vị.

Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, hai con cào cào lao vun vút theo quốc lộ 1B, tới thành phố Bắc Ninh rồi rẽ quốc lộ 18, qua Phả Lại, thị trấn Sao Đỏ, thẳng hướng thành phố Hạ Long.

Chúng tôi chạy được đúng 100km thì tới thị trấn Mạo Khê, tới một ngã tư có đèn tín hiệu, trong lúc đợi đèn đỏ, tricoi lại cẩn thận ngắt công tắc động cơ. Hắn gọi tôi dừng lại để tạt vào quán uống nước nghỉ một chút. Tôi định tạt xe vào một quán nước ven đường thì đợi mãi thấy tricoi loay hoay không khởi động lại được xe. Thôi xong rồi, cô tiểu thư KLX của hắn lại dở chứng đỏng đảnh. 

Hai thằng lôi xe tricoi lên hè, vần vò các kiểu mà xe vẫn không nổ máy. Thấy tình hình không có triển vọng gì cả, tôi bảo tricoi gửi xe lại đây thôi, lúc nào về rồi sẽ tính. Tôi ra hỏi một chị bán hoa quả ở gần đó xem có chỗ nào có thể gửi xe được không. Chị ta rất nhiệt tình bảo tôi về một nhà dân ở gần đó, nơi chị vẫn gửi hàng hàng ngày, có gì chị sẽ nói giúp.

Tôi theo chị bán hoa quả tới nhà đó, gặp bác chủ nhà, tôi hỏi gửi nhờ chiếc xe của tricoi đến Chủ Nhật sẽ quay lại lấy. Bác chủ nhà cũng rất thông cảm và thoải mái, đồng ý cho chúng tôi gửi xe lại. Hai thằng lại hì hục đẩy xe của tricoi tới chỗ gửi xe, tôi bảo tricoi móc hết những đồ dùng cá nhân của hắn ra, cho vào ba lô của tôi rồi để tất cả những gì không cần thiết lại với chiếc KLX của hắn. Bác chủ nhà tên Thành còn cẩn thận viết giấy biên nhận và lấy số điện thoại của chúng tôi để liên hệ lúc cần. Chúng tôi cám ơn rối rít rồi chào bác Thành, lên đường phóng hết tốc lực về thành phố Hạ Long để nghỉ ngơi, thế là loanh quanh mất hơn một tiếng ở thị trấn Mạo Khê. Từ lúc này, tricoi trở thành ôm bất đắc dĩ của tôi.

Như đã lên kế hoạch thì chúng tôi sẽ nghỉ chân tại Cái Dăm, thành phố Hạ Long. Tôi đã đi Hạ Long rất nhiều lần và rút ra kinh nghiệm là ăn uống và thuê khách sạn, nhà nghỉ ở Cái Dăm là hợp lý nhất chứ không nên ăn ngủ ở Bãi Cháy.

Đến Cái Dăm, tôi tìm mấy hàng hải sản mà tôi vẫn thường ăn ở ngay đầu ngã ba mà chẳng thấy đâu cả, dãy cửa hàng hải sản đó giờ đã biến thành một dãy hiệu mát xa chân, mới có mấy tháng không xuống Hạ Long mà mọi thứ đã thay đổi nhanh thật. tưởng chuyến này hụt mất bữa hải sản ở Cái Dăm mất rồi, tôi đèo tricoi đi loanh quanh xem có chỗ nào ăn uống được không thì nhìn thấy ở một ngách phố nhỏ có một hàng hải sản tươi sống bán ngay trên vỉa hè, khói nghi ngút, khách ăn uống tấp nập, may quá.

Chúng tôi vào đại một cái nhà nghỉ ở gần đó, lấy phòng, cất đồ rồi xuống quán đánh chén.

Bước vào quán, cô chủ quán xinh đẹp rất đon đả dọn bàn cho chúng tôi, khách rất đông, đa số là người Hồng Kông hay Đài Loan, Trung Quốc gì đó.


Tôi chọn ngay một bàn gần bếp than cho ấm, đêm đã khuya, ngồi ngoài trời khá lạnh.


Đầu bếp luôn tay luôn chân mà vẫn không kịp mang đồ cho khách.


Ăn gì nào tricoi ơi?


Nhiều thứ ngon quá, không biết nên chọn cái gì đây?


Thôi thì chọn mỗi thứ một ít vậy.


Trong lúc chờ đợi, nhà hàng mang ra một đĩa ốc điếu để chúng tôi ăn trước cho đỡ sốt ruột.


Thực ra thì chúng tôi cũng không gọi gì nhiều, chỉ có tu hài, sò huyết, bạch tuộc (ở đây gọi là con ruốc), hàu sữa, ngán... và một đĩa cơm rang.


Ăn uống no say, chúng tôi về nhà nghỉ làm một giấc đến sáng. Theo kế hoạch, trưa mai chúng tôi sẽ có mặt tại thị trấn Bình Liêu với quãng đường khoảng 150km.

Sáng hôm sau, tôi đánh thức tricoi dậy từ sớm, ăn sáng xong rồi khẩn trương lên đường.

Một góc phố Cái Dăm chụp bằng phim 35mm.


Vượt cầu Bãi Cháy sang đất Hòn Gai rồi qua đèo Bụt (nghe đồn đèo này khi xưa rất lắm hổ) sang đất Cẩm Phả.

Quốc lộ 18 đoạn Cửa Ông - Móng Cái giờ đã hoàn thiện, đường rất đẹp và phẳng phiu, không xóc lộng óc như cách đây mấy năm nữa.

Một đoạn đường tránh Cửa Ông đi Mông Dương.


Đường mới đi rất nhanh và an toàn hơn.


Mỏ than Mông Dương vẫn bụi mù với những núi đất thải khổng lồ.


Một cây cầu bê tông mới toanh


Phía dưới là dòng sông xanh ngắt


Đường quá đẹp, thả sức kéo ga.


Đường từ Mông Dương đi Tiên Yên có lẽ là đoạn đẹp nhất của quốc lộ 18.


Biển thấp thoáng ở phía trước.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Đón gió lạnh đầu mùa ở Sì Lờ Lầu phần 20

Một chiếc váy Mông phất phơ trong gió.


Đứng đây, có thể ngắm toàn bộ ruộng bậc thang của Chế Cu Nha và Tà Chơ.


Xuống đến chỗ để xe, lũ trẻ đang tụ tập xung quanh đông nghịt.


Bọn chúng nhìn tôi như quái vật.


Xuống núi thôi.


Cẩn thận không ngã nhé.


Hai thằng dò dẫm thả xe xuống con dốc dựng ngược với những khúc ngoặt rất gấp.


Ông mà ngã là phi vào tôi luôn đấy.


Thế này mà mưa thì khốn nạn.


Đã xuống đến chân núi.


Tonny Trí xuống dắt xe cho chắc.


Ngắm ruộng bậc thang Tà Chơ nốt lần cuối trước khi lên đường về Tú Lệ.


Tiếp tục lên đường về Tú Lệ.


Lên đèo Khau Phạ nào.


Núi sạt kinh quá.


Thung lũng Khau Cọ.




Thử chụp bằng phim 35mm.


Và đây, thung lũng Tú Lệ mùa lúa chín.




Phim 35mm.


Tú Lệ vào mùa thật thanh bình.


Đi đến đầu thị trấn đã ngửi thấy mùi cốm thơm nức mũi.


Dừng chân tại một quán nhỏ ven đường.


Thưởng thức cốm nếp mới Tú Lệ.


Bữa trưa muộn với Cốm Tú Lệ và gà đen.


Lại lên đường về thị trấn Nghĩa Lộ.


Thưởng thức những khúc ngoặt đẹp như mơ.


Phóng như bay trong chiều muộn.


Nghĩa Lộ trong ngày mùa, bà con nô nức đi gặt lúa.


Hai con cào cào chạy xuyên bóng tối về đến Hà Nội cũng đã 9h đêm. Vậy là chuyến du hành nhân dịp sinh nhật lần thứ 35 của tôi cũng đã kết thúc. Một lần nữa, tôi lại có được những kỷ niệm, có được những bức ảnh đẹp đánh dấu một chặng đường đã đi qua.

Hà Nội như đã vào đông, gió lạnh đầu mùa lại gợi nhớ bao kỷ niệm.


Lại thêm một tuổi nữa, liệu mình sắp già chưa nhỉ? Nhưng đã ăn thua gì so với Hồ Gươm này.


Già thế? Ừa! Ta cũng đã già
Già thì già chớ! Có sao ta!
Vầng trăng thu bóng: Chà, xinh quá!
Bảy chục tuổi đời: Chậc, dữ a!
Quanh quẩn bốn mùa vui ả nguyệt
Tung tăng đầu bút diễu ngàn hoa.
Liếc nhìn cành tím, xanh hàng xóm
Một chút riêng tư cũng gọi là...