Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Hành trình tới Sơn Lập đi tìm mặt trời - P5

Mái vỡ



Trời mà mưa chắc trong ngoài như nhau.



Tôi lững thững vào thăm các thầy cô giáo. Khu nhà ở của giáo viên thì tử tế hơn, cũng là vách gỗ lợp mái phibro.



Mới thi học kỳ xong nên các giáo viên đang rảnh rỗi, tôi gặp 4,5 cô đang túm tụm chơi bài với nhau.



Chúng tôi vào gặp hai vợ chồng một giáo viên ở đây để nói chuyện. Sau màn chào hỏi xã giao, tôi được biết là hôm nay thầy hiệu trưởng đã đi về, chỉ còn một số giáo viên ở lại, chính quyền xã cũng đã đi về hết, chẳng còn ai ở đây cả.

Tôi tranh thủ hỏi về tình hình dự án điện mặt trời ở đây được triển khai ra sao thì được trả lời là dự án mới chỉ lắp cho trường học và ủy ban xã, ngoài ra thì các hạng mục khác hoàn toàn chưa được mang lên đây lắp dựng. Cả xã chỉ có duy nhất một chiếc ti vi đang để trong ủy ban và bắt tín hiệu bằng ăng ten chảo.

Nói chuyện một lúc, anh giáo viên chỉ cho chúng tôi xem nơi lắp tấm pin năng lượng mặt trời.

Hai tấm pin được đặt sơ sài trên mái phibro của nhà giáo viên.



Hai tấm khác được lắp trên mái nhà ủy ban nhân dân xã.



Cả công trình trị giá 2,8 tỷ đồng bao gồm 6 hạng mục:

- Trụ sở các UBND xã Công suất: 600w
- Trạm Y tế xã Công suất: 400w
- Tủ bảo quản Vaccine. Công suất: 200w
- Nhà văn hóa xã (hoặc thôn, bản…). Công suất: 400w
- Trạm nạp ắc - quy. Công suất: 800w
- Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh. Công suất: 600w

Nhưng mới chỉ có 2 hạng mục được lắp đặt. Như tôi tham khảo từ mấy anh bạn chuyên bán và lắp đặt hệ thống điện mặt trời thì với 2 hệ thống công suất 600W như thế này thì giá hiện tại cả thi công lắp đặt cũng chỉ khoảng 100 triệu đồng.

Những hạng mục quan trọng như Trạm thu - phát tín hiệu truyền hình qua vệ tinh hay Trạm nạp ắc - quy thì hoàn toàn chưa được thi công lắp dựng ở đây. Vậy là đã rõ, họ mới chỉ làm quấy quá cho gọi là có ở đây thôi.

Cổng vào ủy ban xã Sơn Lập



Ủy ban xã được làm kiên cố hơn trường học với vách gỗ và lợp tôn.



Sân ủy ban



Chiếc ti vi duy nhất của xã hiện vẫn đang dùng ăng ten chảo để bắt sóng.



Bể nước ăn phía sau



Tuyệt nhiên không có tháp phát sóng truyền hình cao 32m, ăng ten thu sóng vệ tinh và trạm nạp ắc quy đâu cả.



Sau khi kiểm tra kỹ càng, chụp ảnh và khẳng định là dự án điện mặt trời tại Sơn Lập đã bị ăn bớt rất nhiều các hạng mục quan trọng như trạm thu phát truyền hình vệ tinh, trạm nạp ắc quy cũng như tháp truyền hình cao 32m.. chúng tôi từ biệt Sơn Lập để trở về cho kịp trước khi trời tối.



Sau khi băng qua thung lũng ngô, chúng tôi đi theo con đường phía đối diện với con đường lúc chúng tôi đi vào.



Đây là con đường mà người dân Sơn Lập vẫn thường đi xe máy ra vào xã.



Không hiểu sao họ có thể đi xe máy trên con đường vừa bé, vừa trơn, vừa dốc và nguy hiểm như thế này được.



Khe suối vẫn chảy ào ào phía dưới.



Con đường cực kỳ hiểm trở và nguy hiểm.



Suối tung bọt trắng xóa phía dưới.



Một đoạn dốc ngoặt gấp rất nguy hiểm.



Con đường lúc chúng tôi đi vào ở phía bên kia suối.



Một chị người Mông cũng đang đi bộ ra ngoài.



Một đoạn đường dốc ngược cực trơn, đến đi bộ cũng khó đừng nói là đi xe máy.



Thác nước đổ ầm ầm ngay bên cạnh.



Đến đây thì con đường đâm thẳng xuống lòng suối.



Đứng giữa dòng suối.



Nước chảy khá xiết.



Đến đây thì chúng tôi phải vừa đi vừa dò đường về chỗ lán gửi xe.



Hỏi mãi mới thấy đường ra.



Uống nốt ngụm nước cuối cùng.



Về tới cái lán công trường, chúng tôi lấy xe rồi đi nhanh ra khỏi rừng vì trời đã xẩm tối.

Lúc đi xuống con dốc khủng khiếp mới thấy nó nguy hiểm như thế nào. Chỉ cần mớm nhẹ phanh là bánh xe đã bị trượt không kiểm soát nổi, tôi đành phải để số 1 rồi rà cả phanh trước, phanh sau để lần xuống từng tý một mãi mới tới được chân dốc.



Xe tricoi nhẹ hơn nên xuống dốc cũng dễ dang hơn.



Hai thằng thấm mệt dò dẫm ra khỏi rừng thì trời cũng đã tối om. Tôi quyết định phóng tiếp về cái khách sạn ở ngã ba Pia Oắc đầu tỉnh lộ 212 để ngủ.



Hôm đó hai thằng mải miết chay hơn 40km trong đêm tối trên QL34 vắng tanh vắng ngắt và chỉ lo hết xăng. Cũng may về được đến Tĩnh Túc thì có cây xăng. Gần 10h đêm mới mò về đến khách sạn, tắm rửa, ăn mỳ tôm rồi lăn quay ra ngủ.
Sáng hôm sau, hai thằng lại thong dong phóng về Bắc Kạn ăn trưa rồi về Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến đi Sơn Lập lần này.

Sau khi đi Sơn Lập về thì 3 hôm sau, ngày 15-5, báo Tuổi Trẻ bắt đầu đăng bài về vụ lãng phí tiền tỷ của dự án điện mặt trời. Đến ngày 21-5 thì Thủ tướng Chính Phủ đã có công văn yêu cầu Ủy ban dân tộc phải làm rõ và báo cáo về vụ này.

Tới nay, vụ việc vẫn đang trong giai đoạn thanh tra, chưa có cá nhân nào phải đứng ra chịu trách nhiệm và bị xử lý cả. Tuy nhiên, tôi đánh giá là những nỗ lực của mình cũng đã có một số kết quả nhất định, ít nhất thì đây cũng là một bài học, một lời cảnh tỉnh đối với những dự án khác tương tự, hãy đừng vứt tiền đi một cách nhẫn tâm như thế. Không phải mọi việc xấu xa đều có thể che giấu mãi được cho dù nó ở những nơi cùng trời cuối đất. Luật nhân quả là cái không ai có thể trốn khỏi nó, gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đấy, làm điều xấu xa ắt sẽ bị trừng phạt..

Với tôi, mọi việc tạm gác lại và bằng lòng với những kết quả đã đạt được. Lại nhớ đến một câu nói trong một bộ phim từ rất lâu rồi: "Chúng tôi sẽ có mặt trên từng cây số.."

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Hành trình tới Sơn Lập đi tìm mặt trời - P4

Con suối vẫn chảy ào ào phía dưới, hai sườn núi dần khép lại.



Trèo lên một cái thang bằng thân cây để vượt qua một tảng đá lớn.



Con suối này mà có lũ chắc sẽ khủng khiếp đây.



Nước nhiều thế này thừa sức làm thủy điện mini cho bà con dùng.



tricoi đang hì hục trèo lên.



Con đường mòn ngày càng nhỏ lại và cheo leo hơn, ước chừng chúng tôi mới đi được khoảng hơn 2km.



Rừng núi thật hoang sơ, hôm đó, tôi còn nhìn thấy một con kỳ nhông màu xanh dài cả thước to tướng phi qua đường, chứng tỏ ở đây vẫn còn rất nhiều thú hoang.



Đằng xa là thác nước đang chảy ào ào.



Nhìn từ trên xuống, con đường quá chênh vênh.



Con đường mòn bé xíu ở sườn núi bên kia vực, thế mà người ta vẫn đi được xe máy vào, tài thật.



Lại qua một cái cầu bằng những thân cây trơn tuồn tuột, đừng có mà tụt chân xuống đây nhé.



Qua khỏi mấy cái thân cây này thì chúng tôi cũng tới chỗ giao nhau của hai sườn núi, và sau đó là một cái thung lũng khá bằng phẳng trải dài ngút tầm mắt. Đẹp tuyệt vời như thiên đường nơi hạ giới.



Xa xa là những đỉnh núi hùng vỹ trong ánh nắng chiều, thật ngẫu nhiên những lọn mây trông như phun ra từ một ngọn núi lửa vậy.



Không gì sung sướng bằng được thảnh thơi rảo bước giữa nương ngô đẹp như mơ thế này.



Hai bên là rừng cực kỳ xanh tươi và hoang sơ, chim kêu vượn hót líu lo.


Những rừng cây xanh nõn nà chưa bị bàn tay con người tàn phá.

Đi một đoạn xa nhìn lại, cái khe núi tít xa chính là nơi chúng tôi đi vào thung lũng. Ở đây từ xưa tới này hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Người dân dường như chỉ cần quanh quẩn trong cái thung lũng này cũng kiếm đủ cái sống. Có lẽ họ cũng chẳng có nhu cầu phải đi đâu cả vì ở đây thực sự đã quá tuyệt vời rồi.


Còn gì có thể đẹp hơn nữa?



Chúng tôi bắt đầu leo lên đồi dốc.


Một cái rãnh nước ở ngay đường mòn trơn nhãy, thế mà họ vẫn đi xe máy lên được tài thật.



Qua khỏi con dốc thì lại tiếp tục là một nương ngô, chả có ai để hỏi đường, thôi thì cứ đi bừa.



Bắt gặp hai mẹ con người Mông đang hái củi.


Đứa bé con mới được 4 tháng tuổi nhưng đã theo mẹ lên rừng, nhìn bé thật kháu khỉnh và quá xinh.


Có một anh đèo vợ và đứa con bé tý trên chiếc xe Wave và sẽ đi xuống núi bằng con đường chúng tôi vừa qua, phải bái phục tài offroad của người dân ở đây.



Anh người Mông chỉ đường cho chúng tôi vào trung tâm xã, lại phải trèo lên một cái sườn đồi nữa có mấy chú ngựa đang gặm cỏ.



Ở đây cưỡi ngựa quả là khoái nhất, lại nhớ những hôm phi ngựa ở bãi đá sông Hồng năm xưa.



Trèo lên một con đường đất đỏ au.



Lên một thửa ruộng bậc thang.



Chắc phải đợi có mưa xuống mới đủ nước để cấy.



Trung tâm xã Sơn Lập kia rồi, ở tít phía cuối con đường.



Đi giữa nương ngô xanh um.



Đến đây tôi cũng khá hồi hộp, vượt bao nhiêu cây số tới đây để xem cái dự án điện mặt trời nó được triển khai như thế nào. Liệu có điều tương tự như ở Háng Đồng hay không?

Ngay đầu trung tâm xã là trường tiểu học Sơn Lập. Cổng trường chắc đã bị đổ từ bao giờ nên thấy dựng lỏng chỏng vào vách gỗ.



Tôi cũng đã đi nhiều nơi, vào nhiều vùng sâu vùng xa khó khăn nhưng thực sự là cũng chưa thấy ngôi trường nào thảm hại như ở Sơn Lập này.



Trường lợp mái phibro xi măng, vách bằng tre nứa nhìn không bằng cái chuồng trâu chuồng bò dưới xuôi.



Mái thì tấm còn tấm mất hở hoang hoác, vách nứa thì tả tơi.

Trong lớp, nước mưa đọng thành vũng vàng khè.



Bàn ghế thì chẳng ra bàn ghế, chỉ là mấy tấm gỗ kê lên ống tre cái còn cái đổ sập.



Thử hỏi đây có phải là lớp học không?



Kỳ thi học kỳ cũng vừa mới kết thúc.



Tương lai con em chúng ta học ở đây sao?



Lớp học được chiếu sáng bằng "năng lượng mặt trời"?