Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Hành trình dọc sông Hồng tới cửa Ba Lạt phần 4

Chủ nhật 3-7-2011
6h00:
Mình giật mình tỉnh dậy vì ánh nắng mặt trời chiếu vào giữa mặt. Mới có 6h sáng mà đã nắng chang chang, vùng biển có khác.
Dậy đánh răng rửa mặt để còn đi tham quan nhà thờ xóm đạo nào.

6h30:
Lại phi ra cái quán hôm qua để ăn sáng.

- Có gì ăn sáng hả chị ơi?
- Có Bún thịt, và lòng lợn tiết canh.
- Cho em bát bún nhé

- Chị ơi ở xã này có mấy cái nhà thờ hả chị?
- Xã này có tất cả là 16 cái nhà thờ chú ạ.
- Ối mẹ ơi, em tưởng 1 cái là đủ rồi, 16 cái thì lấy đâu ra giáo dân mà đi lễ.

Thế này mà để đi tham quan hết các nhà thờ có mà mất cả tuần. Ăn nhanh còn đi nào. 

 7h00:
Phải nói mình chưa thấy ở đâu nhiều nhà thờ như xã Giao Thiện này. Nhà Thờ được xây dựng san sát, cái nó cách cái kia khéo chỉ vài trăm mét, cái nào cũng được làm cầu kỳ rất đẹp.

Vào cái nhà thờ đầu tiên này nào. Nhìn nó quá ấn tượng với thiết kế kiểu tam quan của đình chùa cổ.


 Sân nhà thờ đang được phơi thóc


Mái cong bảy tầng được xây dựng năm 2005


Bậc tam cấp có 2 con rồng chầu hai bên


Mặt bên của nhà thờ


Bên cạnh tam quan


Cửa bên


Toàn cảnh nhà thờ


Chi tiết kiến trúc khá cầu kỳ và tinh xảo


Phía dưới là thóc vàng óng


Gạo ở đây nổi tiếng là ngon.


Không nén nổi trí tò mò, mình thử trèo lên tháp chuông nhà thờ ngắm cảnh chơi. Ở cạnh hành lang có một chiếc thang tre ọp ẹp dài hun hút dẫn lên tầng 2. Cố kiềm chế nỗi sợ hãi, mình bám lấy cái thang tre oằn mình trước mỗi bước chân, cuối cùng cũng lên được tầng 2. Từ tầng 2 có một lối đi bé xíu để men theo mái nhà lên tới tháp chuông.

Nhìn từ tầng 2


 Mái đỉnh nhà thờ


 Toàn bộ phần nóc nhà thờ


 Đứng trên tháp chuông nhìn ra cả một vùng rộng lớn phía dưới.


 Xóm đạo xung quanh, rất khang trang và sạch sẽ ngăn nắp.


Sân nhà thờ nhìn từ trên tháp chuông


Ngắm cảnh chán chê, mình lại tụt xuống theo lối cũ.

Thấy có lũ trẻ con đang túm tụm chơi đùa, hỏi ra mới biết sáng nay chúng đến nhà thờ để học kinh.


Giáo phận Bùi Chu này vốn nổi tiếng xưa nay là một xứ sùng đạo, chẳng thế mà ngày xưa chính quyền cũng đã từng rất vất vả để đối phó với giáo dân nơi đây, đặc biệt là thời gian từ 1950 đến 1954.


 Có hai lớp đang học kinh, một lớp lớn do một cô bé đứng đầu, một lớp bé hơn do một anh chàng lớn tuổi hơn đứng đầu, cả hai người đứng đầu đều có vẻ rất nghiêm khắc quát bảo bọn đàn em bên dưới.

Lớp lớn


 Lớp bé


 Thầy giáo này rất nghiêm khắc


Cô giáo này cũng không phải tay vừa


Cả lớp bắt đầu đọc kinh nào: "... mọi thứ Đức Chúa sinh ra đều tốt đẹp và có mối liên hệ mật thiết với nhau..."


Lớp bên này thì làm bài kiểm tra nhé


 Ngoài sân có hai cái bia ghi lai lịch của nhà thờ.

Một cái bia đá cổ viêt toàn bằng chữ Hán đã mờ tịt.


 Một cái chắc mới được làm viết chữ quốc ngữ phiên dịch lại lời của chiếc bia đá cổ kia.


Nội dung đại loại như sau:

Dịch văn di chúc Tiền nhân
năm một ngàn chín linh năm
Xuân trường phủ giao Thủy huyện Lạc
Thiện Cống Sa châu ấp
Toàn dân trong ấp họp bàn dựng bia đá trong
bia ghi rõ các điều để lại cho con cháu mai
Sau. cả ấp dựng một Thánh đường bình ca
1 mẫu 2 Sào ruộng của họ đạo La 11 mẫu ...

Tức là cái nhà thờ này được xây lần đầu tiên vào năm 1905. 

Đến đây mình lại phải tìm hiểu xem cái xứ Bùi Chu - Phát Diệm này ngày xưa tại sao lại nổi tiếng đến thế.

Có lẽ bắt đầu từ một nhân vật rất đặc biệt: 


 Lê Hữu Từ (1896-1967) là một giám mục công giáo của Việt Nam, với khẩu hiệu giám mục là "Tiếng kêu trên rừng vắng" ("Vox Clamantis" Mt 3:3). Ông từng là giám mục giáo phận Phát Diệm, được xem là người thành lập và lãnh đạo lực lượng Tự vệ Công giáo chống Cộng tại Bùi Chu - Phát Diệm trong giai đoạn 1950-1954. Ông cũng được xem là lãnh đạo tinh thần của những người Công giáo di cư tại miền Nam trong suốt giai đoạn 1954-1967.

Ông sinh ngày 28 tháng 10 năm 1896 tại Di Loan, Quảng Trị trong một gia đình Công giáo với tên thánh là Tađêô. Thân phụ là ông Lê Hữu Ý, thường gọi là ông Trùm Ý, thân mẫu là bà Inê Dưỡng. Gia đình ông có 10 anh chị em, trong đó, ngoài ông, phụng sự cho Giáo hội còn có 2 linh mục là Đôminicô Lê Hữu Luyến (anh trai) và Giuse Lê Hữu Huệ (em trai).

Tháng 9 năm 1911, ông vào học ở Tiểu chủng viện An Ninh (Cửa Tùng), Quảng Trị. Mười năm sau, tháng 9 năm 1921, ông nhập Đại chủng viện Phú Xuân, Huế.

Tháng 9 năm 1928, ông nhập Dòng Citeaux Phước Sơn tại núi Phước, Huế. Ngày 22 tháng 12 năm 1928, ông thụ phong chức Linh mục.

Sau khi thụ phong linh mục, ông được cử làm Phụ trách Nhà Tập và Bề trên Phó của Dòng Citeaux Phước Sơn từ năm 1928 đến năm 1936. Cũng trong thời gian này, ông lấy tên thánh thứ hai là Anselmus, vì vậy có tài liệu ghi tên đầy đủ của ông là Anselmus Tadeus Lê Hữu Từ

Tháng 2 năm 1936, ông được giao trách nhiệm sáng lập Dòng tu khổ hạnh Châu Sơn tại Nho Quan, Ninh Bình và trở thành Bề trên tiên khởi của Dòng.

Ngày 19 tháng 7 năm 1945, ông được Giáo hoàng Pius XII phong làm Giám mục Hiệu tòa Daphnusia, kiêm Giám quản Tông tòa Giáo phận Phát Diệm, thay cho Giám mục G.B. Tòng xin nghỉ hưu. Ông là người Việt thứ năm thụ phong giám mục cho đến thời điểm bấy giờ.

Ngay sau khi biết tin ông được thụ phong chức giám mục, tháng 8 năm 1945, đích thân Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã gửi thư chúc mừng ông. Trong thư có đoạn: "có một nhà lãnh đạo mới của người Công giáo đi theo chân Đức Giê-su, chịu đóng đinh hầu giúp giáo dân biết hy sinh và chiến đấu bảo vệ tự do và độc lập của đất nước".

Vốn là người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa, ông ủng hộ việc giành độc lập cho Việt Nam từ tay người Pháp. Chính ông là người dẫn đầu đoàn các giáo dân Công giáo đến dự lễ Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, một cách thể hiện sự ủng hộ của ông đối với chính quyền Việt Nam mới.

Ngày 29 tháng 10 năm 1945, lễ tấn phong chức giám mục cho ông được tổ chức tại nhà thờ Phát Diệm do giám mục G.B. Nguyễn Bá Tòng chủ phong và giám mục Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn làm phụ phong. Tham dự lễ thụ phong còn có cả phái đoàn chính phủ gồm 4 vị bộ trưởng đến tham dự, trong đó có cả Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, và vị Cố vấn tối cao của chính phủ là cựu hoàng Bảo Đại. Ngày 1 tháng 11 năm 1945, ông chính thức Giám mục chánh tòa Giáo phận Phát Diệm.

Do là vị chủ chăn của một giáo phận lớn, có vai trò quan trọng đối với tín đồ Công giáo Việt Nam, ngày 25 tháng 2 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân đến Phát Diệm, chính thức mời ông làm "Cố vấn tối cao của Chính phủ”. Ông cùng với cựu hoàng Bảo Đại là hai người giữ chức vụ này trong chính phủ lâm thời.

Tuy nhiên, sự ủng hộ của ông đối với chính quyền Việt Minh đã nhanh chóng thay đổi. Là một tín đồ Công giáo với đức tin mãnh liệt, ông kịch liệt chống đối chủ nghĩa vô thần của những người Cộng sản. Bên cạnh đó, chịu ảnh hưởng từ thông điệp của Giáo hoàng Piô XI, với nội dung chống lại chế độ vô thần Cộng sản, ông chuyển từ ủng hộ chính quyền Việt Nam sang chống lại chính quyền mà ông từng ủng hộ nó.

Hội Công giáo Cứu quốc, về nguyên tắc là một thành viên của Mặt trận Việt Minh. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của mình, Giám mục Từ đã tách dần tổ chức này ra khỏi sự kiểm soát của chính quyền Việt Minh. Với danh nghĩa Công giáo cứu quốc, ông chỉ đạo cho các giáo dân võ trang và tổ chức thành những đội vũ trang Tự vệ Công giáo, biến các giáo khu thành những chính quyền tự trị, ngoài sự kiểm soát của chính quyền Việt Minh.

Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, chính phủ Việt Minh dời lên Việt Bắc. Dưới sự kích động của người Pháp, cùng với sự quá khích của dân chứng, một số cuộc xung đột đã nổ ra giữa lương dân và giáo dân. Để xoa dịu những xung đột và tránh những ảnh hưởng bất lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư cũng như gửi các đặc phái viên để giải quyết xung đột, cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của giám mục Lê Hữu Từ cũng như giới Công giáo. Tuy nhiên, những nỗ lực đều bất thành.

Ông liên tục chỉ đạo mở rộng các đội vũ trang, từ những trung đội "Vệ sĩ Công giáo" (1946), thành "Đoàn Cựu chiến binh Công giáo" (1947), rồi các đoàn “Dũng sĩ Công giáo” (1948)... Giáo khu Phát Diệm được tổ chức thành 3 khu quân sự là khu Phát Diệm, khu Phúc Nhạc và khu Gia Khánh, Gia Viễn, Nho Quan. Tất cả đều được đặt dưới quyền chỉ huy chung của "Tổng bộ Tự vệ Công giáo”, do linh mục Hoàng Quỳnh làm Tổng chỉ huy.

Từ tháng 11 năm 1948, sau khi Giám mục Bùi Chu là Giuse Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn qua đời, Tòa Thánh chỉ định ông kiêm Giám quản Tông tòa Giáo phận Bùi Chu. Ảnh hưởng và tổ chức của ông tiếp tục lan ra đến Bùi Chu. Cả một khu vực Bùi Chu - Phát Diệm trở thành khu tự trị Công giáo với 40 vạn giáo dân, dưới sự cai quản của ông, ngoài quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tuy Giám mục Từ muốn độc lập với quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mặt khác ông cũng không muốn rơi vào sự kiểm soát của người Pháp. Ông nhận định rằng: "Quân lính Pháp, với một sự dã man tột độ, đã phá hủy tất cả, không trừ một thứ gì, kể cả nhà thờ. Trong vòng một năm, gần 300 nhà thờ đã bị bom đánh phá...". Ông khẳng định: "Tôi đã tuyên bố nhiều lần rõ rệt thái độ của tôi: tôi vẫn đứng bên cụ Hồ để chống thực dân Pháp đến cùng". Tuy vậy, bất chấp những nỗ lực của ông, ngày 15 tháng 10 năm 1949, quân Pháp tiến vào chiếm đóng Phát Diệm.

Tuy nhiên, chính sách của chính quyền Pháp khi đó cũng có những thay đổi."Giải pháp Bảo Đại" được đưa ra, nhằm chia rẽ và tách rời các nhóm chính trị và vũ trang chống Cộng khỏi mặt trận thống nhất chống Pháp do Việt Minh lãnh đạo. Để giữ được quyền tự trị cho giáo khu Bùi Chu - Phát Diệm, ông đã chấp nhận thỏa hiệp không chống Pháp, đổi lại, người Pháp vẫn để cho ông quyền tự trị. Hơn thế nữa, họ còn chấp nhận vũ trang cho giáo dân để có thêm đồng minh chống Việt Minh. Chính hành động này, mặc dù có đưa ra những lời phân bua thiện chí, Giám mục Từ vẫn bị những người kháng chiến xem là kẻ phản bội và hợp tác với Pháp để chống lại cuộc kháng chiến, nhất là khi thấy giám mục nhận cả súng đạn của người Pháp để trang bị cho lực lượng Tự vệ Công giáo của mình, cùng quân Pháp thực hiện các cuộc càn quét tiêu diệt quân Việt Minh.
Bất chấp những nỗ lực của người Pháp trong việc chia rẽ trong hàng ngũ kháng chiến, lực lượng Việt Minh vẫn ngày càng trở nên mạnh mẽ. Lực lượng họ phát triển dần đến hàng sư đoàn, nhiều lần xuyên thủng những tuyến phòng thủ của người Pháp để xâm nhập sâu vào đồng bằng Bắc Bộ, thậm chí đã tiến gần đến ngoại ô của Hà Nội. Người Pháp vội vã thành lập những đơn vị người Việt để bù vào việc thiếu nhân lực. Những chiến binh Công giáo Bùi Chu - Phát Diệm là những thành phần nòng cốt cho các tiểu đoàn Việt Nam (Batallion Vietnamien - BVN) chiến đấu cùng quân Pháp để chống lại những đoàn quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tuy nhiên, với quan điểm thực dân thiển cận, những biện pháp đấy của người Pháp không mang lại được nhiều kết quả. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, trận Điện Biên Phủ kết thúc với chiến thắng hoàn toàn của những người Việt Minh. Người Pháp phải chấp nhận Hiệp định Genève, 1954 để có thể rút quân về nước.

Lo sợ trước sự trả thù của những người Cộng sản, vốn giành được quyền kiểm soát vùng lãnh thổ phía Bắc vĩ tuyến 17, ngày 30 tháng 6 năm 1954, Giám mục Từ cùng với 143 linh mục và 80.000 giáo dân Phát Diệm thực hiện cuộc di cư vào Nam. Một sĩ quan Việt Minh trẻ là Vũ Ngọc Nhạ đã giúp đỡ ông trong việc tổ chức di cư này.

2 nhận xét:

  1. Chắc bác về dừng chân nghỉ ở ngoài vườn QGXT đúng ko? Cảm ơn bác đã post bài về quê tôi, ở xa đọc được thấy đỡ nhớ quê. Nhưng bây giờ ở quê tôi tôn giáo bình đẳng rôi, tôi ko theo đạo thiên chúa nhưng tôi thấy không đến mức chính quyền luôn phải:" chẳng thế mà ngày xưa chính quyền cũng đã từng rất vất vả để đối phó với giáo dân nơi đây, đặc biệt là thời gian từ 1950 đến 1954." ( trích bài viết). Có 1 điều mà bác chưa thấy được ở quê tôi là sự mến khách . :))

    Trả lờiXóa
  2. Vâng, đó là ngày xưa thôi, chuyện cũ đã qua lâu rồi, giờ thì đúng là bà con ở đây rất mến khách mà.

    Trả lờiXóa