Chúng tôi tới xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La trong một buổi chiều nắng đẹp đầu tháng 3 cùng đoàn khảo sát cho chương trình từ thiện “CHUNG TAY XÂY LỚP HỌC HÁNG ĐỒNG” của Hà Nội. Từ hôm VTV1 có phóng sự về Trường PTCS Háng Đồng với 110 em học sinh nội trú phải sống trong các túp lều dưới trời mưa rét, nấu cơm bằng nồi không có vung với những bữa ăn họa hoằn được cải thiện bằng thịt chuột, đã có biết bao đoàn từ thiện lên tới đây để được chia sẻ về vật chất cũng như tinh thần với các em học sinh. Háng Đồng giờ đây nổi lên như một điểm sáng về truyền thống nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 21.
Thật phấn khởi khi lên tới trường PTCS Háng Đồng, chúng tôi được nhìn thấy các em học sinh người Mông giờ đã có áo khoác ấm để mặc, có giày đẹp để đi học, trường lớp cũng khang trang, ngăn nắp hơn. Đó là thành quả của biết bao con người đã không quản vất vả lặn lội từ thành phố tới đây, đem chút tình người thông qua những chiếc áo, những đôi giày, những tấm chăn để sưởi ấm sự vất vả ngày đêm của những trẻ em vùng cao còn nhiều khó khăn.
Trong cuộc trò chuyện thân tình với các giáo viên của trường PTCS Háng Đồng về tình hình hạ tầng nơi đây, chúng tôi tình cờ biết được một thông tin hiện đang gây rất nhiều bức xúc với các giáo viên cũng như các cán bộ xã và nhân dân Háng Đồng, đó là có một dự án bí hiểm của Ủy ban dân tộc về cung cấp điện mặt trời cho xã. Tuy nhiên, sau khi thiết bị được đưa lên đây từ năm 2009 thì cứ chất đống ở ngoài trời mà không thấy ai triển khai lắp đặt, vận hành gì cả để rêu mốc cả lên. Các giáo viên cũng cho biết là nghe đâu, giá trị của thiết bị này cũng tới gần 3 tỷ đồng và từ nguồn vốn vay của nước ngoài.
Theo chân các giáo viên tới xem đống thiết bị đang xếp ngoài trời thì quả thực, đến gần chục hòm gỗ đã xanh rêu mốc thếch, vênh váo tróc lở vì mưa nắng đang để ở ngay bên cạnh trụ sở Uỷ ban xã Háng Đồng. Mở thử một chiếc hòm không có khóa, chúng tôi thấy thiết bị vẫn còn nằm nguyên bên trong, nhìn có vẻ rất đắt tiền và tinh vi. Trên các vỏ thùng đều có ký hiệu chiếc ly và cái dù, biểu tượng của hàng hóa dễ vỡ và phải được che mưa, chống nước, tuy nhiên chúng đã được bỏ ngoài trời gần bốn năm nay rồi không có ai ngó ngàng tới.Trên nhãn của các thùng hàng vẫn còn ghi rõ người mua là Ủy ban dân tộc miền núi, người bán là NAPS System Oy của Phần Lan, hợp đồng ký ngày 09/12/2005. Vậy là sau khi ký hợp đồng được 8 năm, thiết bị vẫn còn nguyên trên mặt đất, để mặc cho nắng mưa làm hư hỏng.
Thật đau xót khi chứng kiến cảnh tượng này, trong khi biết bao nhiêu người gom góp từng đồng để quyên góp ủng hộ cho Háng Đồng, số tiền quyên góp được chắc chỉ được vài chục triệu nhưng cũng đã làm cải thiện đáng kể cuộc sống cho các em học sinh nơi đây. Vậy mà cũng tại nơi này, người ta đã vứt đi hàng tỷ đồng một cách vô trách nhiệm như thế đó.
Trở về Hà Nội với lòng nặng trĩu, chúng tôi rất mong các cơ quan hữu quan và báo chí cùng vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc, cơ quan nào, tổ chức nào, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về sự lãng phí này. Không thể để việc này tái diễn ở Háng Đồng hay ở bất cứ một xã vùng cao nào khác trên đất nước Việt Nam, nơi mà trẻ em và người dân còn đang thiếu thốn đủ thứ, ngày đêm phải đối chọi với bao khó khăn vất vả để vươn lên trong nhọc nhằn.
Nếu thực sự như thế này thì cần có cơ quân, tổ chức đứng ra để đi khảo sát thực tế và có câu trả lợi cho mọi người, không được để lãng phí những nguồn thuế từ nhân dân được.
Trả lờiXóaĐÁNG LẼ PHẦN LAN PHẢI ĐƯA TIỀN, ĐỂ ĐẢNG VIÊN THAM NHŨNG. HỌ ĐƯA ĐỒ, KHÔNG BÁN ĐƯỢC THÌ TA PHƠI MƯA CHO HỌ BIẾT TAY TA.
Trả lờiXóaĐề nghị phải truy tố ngay Ủy ban dân tộc chính phủ và cá nhân Ô. Bộ trưởng- chủ nhiệm ủy ban Hoàng Seo Phử, tội thiếu trách nhiệm gây lãng phí nghiêm trọng ngân sách nhà nước
Trả lờiXóaĐúng là nhục thật!!!
Trả lờiXóathat lang fi, con nhjeu dw an cung cham tien do, kem hieu qua lang fi lm
Trả lờiXóa