Có lẽ trước khi đăng tiếp những bức ảnh về bản Là Si thì tôi cũng xin sơ lược một số thu thập của tôi sau chuyến đi này về người La Hủ ở Ka Lăng - Thu Lũm.
Dân tộc La Hủ là dân tộc đứng thứ 41 trong danh sách 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Dân tộc La Hủ còn có tên khác là Xá Lá Vàng, Lao, Pu Ðang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy. Người La Hủ chủ yếu tập trung ở huyện Mường Tè, Lai Châu.
Người La Hủ nói ngôn ngữ Tạng - Miến tức là giống với người Hà Nhì, do vậy, người La Hủ và người Hà Nhì có thể giao tiếp với nhau thoải mái. Từ đó có thể suy đoán là họ cũng có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh - Tạng di cư xuống phía Nam. Tuy nhiên, về văn hóa và đời sống thì người La Hủ và người Hà Nhì hoàn toàn khác nhau và chênh lệch rất xa.
Người Hà Nhì thì cũng giống như nhiều dân tộc khác có một bề dày văn hóa và cuộc sống ổn định từ nhiều đời nay, còn người La Hủ thì hoàn toàn ngược lại.
Có lẽ tôi thích gọi người La Hủ là những thổ dân La Hủ hơn vì sự hoang dã đến tuyệt vời của họ. Trái với các dân tộc khác, sống có tổ chức, có luật lệ, có phong tục tập quán thì người La Hủ lại gần như không có những thứ đó. Có tiếng nói và tên tuổi là đã tốt lắm rồi.
Người La Hủ sống thành từng gia đình, ở không tập trung trên cả một khu vực rộng lớn, mỗi gia đình có bố mẹ và con cái, con cái lớn sẽ lấy vợ, lấy chồng rồi tách ra ở riêng, sinh con đẻ cái. Mỗi gia đình cũng không ở cố định một nơi nào, mà nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác và do vậy cũng không có làng bản nào của họ cả. Xã hội của họ hoàn toàn không có tổ chức, không có người đứng đầu và luật lệ cũng gần như không có.
Nói là lấy vợ lấy chồng nhưng thực ra họ cũng không làm lễ cưới, trai gái thích nhau là về ở với nhau, sinh con đẻ cái. Do số lượng dân cư ít và lại ở rất thưa thớt nên dẫn tới việc hôn nhân cận huyết là phổ biến. Hôn nhân cận huyết nếu bình thường thì dễ tạo ra những cá thể mắc bệnh di truyền nhưng ở đây, chính điều đó lại tạo ra giống người La Hủ cực kỳ thuần chủng.
Người La Hủ hoàn toàn không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào, họ sinh sản hoàn toàn tự nhiên. Cứ đẻ xong lại có thai rồi lại đẻ, cứ như vậy đến khi nào không đẻ được nữa thì thôi. Tỷ lệ trẻ em tử vong của người La Hủ cực cao vì kiểu sống hoang dã như vậy, những đứa bé nào kém may mắn sinh ra yếu đuối hay những đồng hợp tử lặn mắc bệnh di truyền sẽ chết đi, những đứa bé khỏe mạnh với gien trội sẽ tồn tại được và lớn lên. Đó chính là sự chọn lọc tự nhiên giúp cho người La Hủ vẫn duy trì được nòi giống suốt hàng nghìn năm qua.
Người La Hủ có cách sống cực kỳ hoang dã, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào việc săn bắt, hái lượm, tức là khai thác những thứ sẵn có của thiên nhiên để sống. Cũng từ đó, chắc chắn kỹ năng săn bắt, hái lượm của người La Hủ sẽ giỏi hơn kỹ năng canh tác, trồng trọt, chăn nuôi của họ rất nhiều. Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã của người La Hủ rất tốt cũng như khả năng thích ứng với thiên nhiên, chống chịu bệnh tật trong cuộc sống giữa rừng già nơi đây.
Người La Hủ không thích giao lưu đi lại với các dân tộc khác, đó là thói quen của họ từ bao đời nay. Bản thân họ cũng không có mấy bản sắc văn hóa nếu không muốn nói là hoàn toàn không có. Ngay cả những quần áo, trang phục có vẻ truyền thống của họ mà ta thấy trên báo chí có lẽ cũng chỉ là sự vay mượn từ các dân tộc khác xung quanh. Cuộc đời của họ, đơn giản chỉ là sự sinh tồn cùng thiên nhiên mà thôi.
Người La Hủ thực tế có tuổi thọ trung bình rất thấp, vào Là Si không thấy có người già trong đó. Tuy nhiên, điều đó với họ cũng không quan trọng, sống đến 40 tuổi hay 80 tuổi chỉ là khái niệm tương đối, thực chất thì chẳng khác gì nhau. Nếu chúng ta cứ lấy chúng ta ra để so sánh với họ thì cũng không khác gì cụ rùa Hồ Gươm thương cho bọn người chỉ sống được 80 năm đã chết.
Dân tộc La Hủ là dân tộc đứng thứ 41 trong danh sách 54 dân tộc anh em của Việt Nam. Dân tộc La Hủ còn có tên khác là Xá Lá Vàng, Lao, Pu Ðang, Khù Xung, Cò Xung, Khả Quy. Người La Hủ chủ yếu tập trung ở huyện Mường Tè, Lai Châu.
Người La Hủ nói ngôn ngữ Tạng - Miến tức là giống với người Hà Nhì, do vậy, người La Hủ và người Hà Nhì có thể giao tiếp với nhau thoải mái. Từ đó có thể suy đoán là họ cũng có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh - Tạng di cư xuống phía Nam. Tuy nhiên, về văn hóa và đời sống thì người La Hủ và người Hà Nhì hoàn toàn khác nhau và chênh lệch rất xa.
Người Hà Nhì thì cũng giống như nhiều dân tộc khác có một bề dày văn hóa và cuộc sống ổn định từ nhiều đời nay, còn người La Hủ thì hoàn toàn ngược lại.
Có lẽ tôi thích gọi người La Hủ là những thổ dân La Hủ hơn vì sự hoang dã đến tuyệt vời của họ. Trái với các dân tộc khác, sống có tổ chức, có luật lệ, có phong tục tập quán thì người La Hủ lại gần như không có những thứ đó. Có tiếng nói và tên tuổi là đã tốt lắm rồi.
Người La Hủ sống thành từng gia đình, ở không tập trung trên cả một khu vực rộng lớn, mỗi gia đình có bố mẹ và con cái, con cái lớn sẽ lấy vợ, lấy chồng rồi tách ra ở riêng, sinh con đẻ cái. Mỗi gia đình cũng không ở cố định một nơi nào, mà nay ở chỗ này, mai ở chỗ khác và do vậy cũng không có làng bản nào của họ cả. Xã hội của họ hoàn toàn không có tổ chức, không có người đứng đầu và luật lệ cũng gần như không có.
Nói là lấy vợ lấy chồng nhưng thực ra họ cũng không làm lễ cưới, trai gái thích nhau là về ở với nhau, sinh con đẻ cái. Do số lượng dân cư ít và lại ở rất thưa thớt nên dẫn tới việc hôn nhân cận huyết là phổ biến. Hôn nhân cận huyết nếu bình thường thì dễ tạo ra những cá thể mắc bệnh di truyền nhưng ở đây, chính điều đó lại tạo ra giống người La Hủ cực kỳ thuần chủng.
Người La Hủ hoàn toàn không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào, họ sinh sản hoàn toàn tự nhiên. Cứ đẻ xong lại có thai rồi lại đẻ, cứ như vậy đến khi nào không đẻ được nữa thì thôi. Tỷ lệ trẻ em tử vong của người La Hủ cực cao vì kiểu sống hoang dã như vậy, những đứa bé nào kém may mắn sinh ra yếu đuối hay những đồng hợp tử lặn mắc bệnh di truyền sẽ chết đi, những đứa bé khỏe mạnh với gien trội sẽ tồn tại được và lớn lên. Đó chính là sự chọn lọc tự nhiên giúp cho người La Hủ vẫn duy trì được nòi giống suốt hàng nghìn năm qua.
Người La Hủ có cách sống cực kỳ hoang dã, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào việc săn bắt, hái lượm, tức là khai thác những thứ sẵn có của thiên nhiên để sống. Cũng từ đó, chắc chắn kỹ năng săn bắt, hái lượm của người La Hủ sẽ giỏi hơn kỹ năng canh tác, trồng trọt, chăn nuôi của họ rất nhiều. Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã của người La Hủ rất tốt cũng như khả năng thích ứng với thiên nhiên, chống chịu bệnh tật trong cuộc sống giữa rừng già nơi đây.
Người La Hủ không thích giao lưu đi lại với các dân tộc khác, đó là thói quen của họ từ bao đời nay. Bản thân họ cũng không có mấy bản sắc văn hóa nếu không muốn nói là hoàn toàn không có. Ngay cả những quần áo, trang phục có vẻ truyền thống của họ mà ta thấy trên báo chí có lẽ cũng chỉ là sự vay mượn từ các dân tộc khác xung quanh. Cuộc đời của họ, đơn giản chỉ là sự sinh tồn cùng thiên nhiên mà thôi.
Người La Hủ thực tế có tuổi thọ trung bình rất thấp, vào Là Si không thấy có người già trong đó. Tuy nhiên, điều đó với họ cũng không quan trọng, sống đến 40 tuổi hay 80 tuổi chỉ là khái niệm tương đối, thực chất thì chẳng khác gì nhau. Nếu chúng ta cứ lấy chúng ta ra để so sánh với họ thì cũng không khác gì cụ rùa Hồ Gươm thương cho bọn người chỉ sống được 80 năm đã chết.
Chốt lại thì người La Hủ đã quen sống trong rừng sâu với cuộc sống săn bắt, hái lượm từ hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên cũng giống như những con thú trong rừng, cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng khi diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, thú rừng đã trở nên tuyệt chủng, cuộc sống săn bắt, hái lượm khó có thể nuôi sống được họ nữa. Chính vì vậy, người La Hủ ở Ka Lăng - Thu Lũm đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiếm đủ miếng ăn để nuôi sống được gia đình, tuy nhiên, thói quen sinh sống từ hàng nghìn năm nay cũng khó mà thay đổi trong chốc lát được.
Đó cũng chính là lý do mà Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Lai Châu đã phải bỏ ra biết bao công sức và tiền của để giúp bà con La Hủ ở Ka Lăng - Thu Lũm thay đổi tập quán sinh sống hoang dã từ hàng nghìn năm nay để hòa nhập với cuộc sống hiện đại bên ngoài.
Để làm được điều đó, đầu tiên, bộ đội biên phòng phải giúp người La Hủ từ bỏ cuộc sống du canh du cư, nay đây mai đó của họ. Người La Hủ vốn chỉ ở trong những túp lều lợp bằng lá cây đơn sơ như những cái tổ chim, đến việc đốn cây để làm nhà họ cũng không biết làm như thế nào. Vậy thì, bộ đội biên phòng phải làm nhà cho họ ở, rồi làm đường dẫn nước sạch từ khe xuống, xây bể chứa nước, thậm chí làm nhà vệ sinh cho họ... và những ngôi nhà đó bước đầu được tổ chức thành 2 bản Là Si này.
Tiếp theo là phải dạy cho người La Hủ kỹ năng canh tác, trồng trọt, chăn nuôi để họ hoàn toàn không phụ thuộc vào thiên nhiên nữa. Tuy nhiên, thực tế làm được điều này vô cùng khó. Các anh biên phòng nhiều khi phát cáu lên với người La Hủ, việc đơn giản nhất là rào một miếng đất lại để trồng rau ăn họ cũng không biết làm bởi họ thấy khó hiểu là tại sao phải làm như thế, khi mà từ hàng nghìn năm nay, họ chỉ cần chạy ào vào rừng một buổi là có thức ăn ngay.
Việc chăn nuôi cũng vậy, với người La Hủ thì vác bẫy vào rừng bẫy thú dễ hơn nhiều so với nuôi lợn, nuôi gà. Với lại, đến thức ăn cho người còn chẳng có, lấy đâu ra mà nuôi lợn với nuôi gà. Tất cả lại phải nhờ các anh biên phòng.
Bộ đội biên phòng còn phải lo lắng về việc dạy chữ cho bà con, đặc biệt là trẻ em, mở mang hiểu biết cho họ về mọi thứ, vậy là phải làm trường học, cử giáo viên về cắm bản, động viên và đóc thúc các em đi học... Rồi bộ đội còn phải lo cả về y tế, khám bệnh cho mọi người, làm trạm xá, tủ thuốc miễn phí cho bà con.
Mọi thứ nêu trên đều do các anh bộ đội biên phòng vác vào trên con đường mà tôi vừa đi tới Là Si này. Thật chẳng thể nào kể hết những công lao vất vả của bộ đội biên phòng đang cố gắng để thay đổi cuộc sống của bà con La Hủ nơi đây.
Tuy nhiên, thực tế kết quả đem lại hiện tại cũng chưa được cao. Có thể do thói quen sống gắn bó với thiên nhiên của người La Hủ đã thấm quá sâu trong máu của họ. Mặc dù điều kiện sống đã được cải thiện rất nhiều như vậy, họ có vẻ cũng không mặn mà với những thứ đó. Chỉ có khoảng 30% các hộ dân La Hủ về sống tại bản Là Si, còn lại, họ về nhận nhà, nhận thức ăn hỗ trợ rồi lại đóng cửa dắt nhau vào rừng ở trong một khe núi hay dựng một túp lều nào đó sống hòa mình với thiên nhiên như ngày xưa.
Vậy thì làm thế nào? Có lẽ đã đến lúc phải nghĩ thêm một chút về việc bảo tồn tộc người La Hủ, bảo tồn họ bằng cách "Kinh hóa" họ, hay bảo tồn bằng cách gìn giữ thiên nhiên, bảo vệ rừng và các động vật hoang dã, coi họ là một phần không thể tách rời của thiên nhiên nơi đây, để đến một ngày nào đó, ta còn có thể bảo với bọn trẻ con của mình, rằng vẫn có một tộc người ở Việt Nam, sống hòa mình trong thiên nhiên, giữa những cánh rừng già âm u, sinh tồn chỉ bằng săn bắt và hái lượm, chẳng cần để ý đến có một thế giới văn minh bên ngoài.
Đó cũng chính là lý do mà Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Lai Châu đã phải bỏ ra biết bao công sức và tiền của để giúp bà con La Hủ ở Ka Lăng - Thu Lũm thay đổi tập quán sinh sống hoang dã từ hàng nghìn năm nay để hòa nhập với cuộc sống hiện đại bên ngoài.
Để làm được điều đó, đầu tiên, bộ đội biên phòng phải giúp người La Hủ từ bỏ cuộc sống du canh du cư, nay đây mai đó của họ. Người La Hủ vốn chỉ ở trong những túp lều lợp bằng lá cây đơn sơ như những cái tổ chim, đến việc đốn cây để làm nhà họ cũng không biết làm như thế nào. Vậy thì, bộ đội biên phòng phải làm nhà cho họ ở, rồi làm đường dẫn nước sạch từ khe xuống, xây bể chứa nước, thậm chí làm nhà vệ sinh cho họ... và những ngôi nhà đó bước đầu được tổ chức thành 2 bản Là Si này.
Tiếp theo là phải dạy cho người La Hủ kỹ năng canh tác, trồng trọt, chăn nuôi để họ hoàn toàn không phụ thuộc vào thiên nhiên nữa. Tuy nhiên, thực tế làm được điều này vô cùng khó. Các anh biên phòng nhiều khi phát cáu lên với người La Hủ, việc đơn giản nhất là rào một miếng đất lại để trồng rau ăn họ cũng không biết làm bởi họ thấy khó hiểu là tại sao phải làm như thế, khi mà từ hàng nghìn năm nay, họ chỉ cần chạy ào vào rừng một buổi là có thức ăn ngay.
Việc chăn nuôi cũng vậy, với người La Hủ thì vác bẫy vào rừng bẫy thú dễ hơn nhiều so với nuôi lợn, nuôi gà. Với lại, đến thức ăn cho người còn chẳng có, lấy đâu ra mà nuôi lợn với nuôi gà. Tất cả lại phải nhờ các anh biên phòng.
Bộ đội biên phòng còn phải lo lắng về việc dạy chữ cho bà con, đặc biệt là trẻ em, mở mang hiểu biết cho họ về mọi thứ, vậy là phải làm trường học, cử giáo viên về cắm bản, động viên và đóc thúc các em đi học... Rồi bộ đội còn phải lo cả về y tế, khám bệnh cho mọi người, làm trạm xá, tủ thuốc miễn phí cho bà con.
Mọi thứ nêu trên đều do các anh bộ đội biên phòng vác vào trên con đường mà tôi vừa đi tới Là Si này. Thật chẳng thể nào kể hết những công lao vất vả của bộ đội biên phòng đang cố gắng để thay đổi cuộc sống của bà con La Hủ nơi đây.
Tuy nhiên, thực tế kết quả đem lại hiện tại cũng chưa được cao. Có thể do thói quen sống gắn bó với thiên nhiên của người La Hủ đã thấm quá sâu trong máu của họ. Mặc dù điều kiện sống đã được cải thiện rất nhiều như vậy, họ có vẻ cũng không mặn mà với những thứ đó. Chỉ có khoảng 30% các hộ dân La Hủ về sống tại bản Là Si, còn lại, họ về nhận nhà, nhận thức ăn hỗ trợ rồi lại đóng cửa dắt nhau vào rừng ở trong một khe núi hay dựng một túp lều nào đó sống hòa mình với thiên nhiên như ngày xưa.
Vậy thì làm thế nào? Có lẽ đã đến lúc phải nghĩ thêm một chút về việc bảo tồn tộc người La Hủ, bảo tồn họ bằng cách "Kinh hóa" họ, hay bảo tồn bằng cách gìn giữ thiên nhiên, bảo vệ rừng và các động vật hoang dã, coi họ là một phần không thể tách rời của thiên nhiên nơi đây, để đến một ngày nào đó, ta còn có thể bảo với bọn trẻ con của mình, rằng vẫn có một tộc người ở Việt Nam, sống hòa mình trong thiên nhiên, giữa những cánh rừng già âm u, sinh tồn chỉ bằng săn bắt và hái lượm, chẳng cần để ý đến có một thế giới văn minh bên ngoài.
Bước chân vào bản Là Si, tôi chả kịp nghỉ ngơi thay đồ, vào ngó nghiêng ngay những ngôi nhà ở đó xem sao.
Đầu tiên là Nhà văn hóa bản Là Si - Thu Lũm (tức là để phân biệt với bản Là Si - Ka Lăng)
Đầu tiên là Nhà văn hóa bản Là Si - Thu Lũm (tức là để phân biệt với bản Là Si - Ka Lăng)
Mặc dù được làm từ năm 2009 nhưng nhìn vách gỗ vẫn còn mới nguyên.
Nội thất bên trong
Đây thực chất cũng chính là lớp học
Đơn giản đến tối thiểu
Bảng viết chỉ là những miếng gỗ sơn đen đóng sơ sài vào với nhau.
Một bản nội quy ghim trước cửa
Với điều kiện ở đây mà có được cơ ngơi như thế này đã là nỗ lực rất lớn rồi.
Bài học ngày 28-4 trước khi nghỉ lễ.
Nét chữ này chắc là của cô giáo lúc tôi gặp ở bản Coòng Khà.
Phía bên ngoài thấy có trồng một cây đào của một vị thiếu tướng, theo tôi tìm hiểu thì chính đích thân ông ấy trực tiếp băng rừng vào đây trồng nhân lễ trao nhà cho bà con La Hủ.
Đi loanh quanh trong lớp học một lúc, đến lúc ra ngoài thì tôi thấy bà con đã đứng dọc đường ngó tôi trân trân từ lúc nào rồi.
Gần như chỉ thấy trẻ con ở trong bản, rất nhiều trẻ con.
Lũ trẻ ban đầu thì nhìn tôi với ánh mắt rất dè dặt, có lẽ vì thấy lạ quá.
Nhưng cũng không tránh được sự tò mò.
Bản Là Si có một con đường nằm chính giữa, các ngôi nhà gỗ được bố trí thành dãy ở hai bên, nhìn tổng thể cả bản như một khu tập thể ngày xưa, nhà nọ liền nhà kia, không có hàng rào, chuồng trại hay công trình phụ gì cả.
Tôi đi vào trạm biên phòng Là Si, một ngôi nhà gỗ cũng giống như những ngôi nhà khác, vừa là trạm biên phòng, vừa là trạm xá của cả bản.
Một chiếc xà kép và dây phơi quần áo của bộ đội.
Tôi thay bộ quần áo ướt nhẹp ra, phơi lên dây và vào nhà nghỉ ngơi, uống nước cho đỡ mệt. Ở trạm này có hai anh lính biên phòng trẻ măng người Hà Nhì. Họ cứ ở trong này mấy tuần mới được về một lần. Chắc phải lâu lắm mới có một vị khách dưới xuôi mò vào đây như tôi.
Tôi vào nhà cất đồ đạc, lôi gói quà mọn cố vác theo trong ba lô ra.
Ngôi nhà của bộ độ không rộng lắm nhưng được trang bị khá đầy đủ, có ti vi vệ tinh, máy phát điện chạy bằng sức nước, hai bộ bàn ghế, ba chiếc giường đôi với đầy đủ chăn màn, tủ thuốc y tế...
Bếp của bộ đội biên phòng.
Anh Chừ ra rỉ tai hai chiến sĩ trẻ, một lúc sau đã thấy họ đi bắt một con gà về làm thịt, ngại quá, đã làm phiền các anh dẫn đi chơi lại còn thịt gà đãi khách nữa.
Tranh thủ lúc các anh biên phòng đang làm cơm, tôi đi ra ngoài ngó nghiêng bản Là Si. Có tất cả 21 ngôi nhà chia đều hai bên đường.
Để làm được những ngôi nhà này, bộ đội phải vào rừng xẻ gỗ mang về, tôn lợp thì được cõng từng tấm băng rừng vào đây.
2 ngôi nhà cuối cùng của bản nằm gần mép vực.
Phía dưới là cả một thung lũng sâu hun hút.
Cây rừng um tùm phía dưới.
Ở trong bản chỉ thấy toàn trẻ con và vài người phụ nữ, đàn ông đi đâu hết cả.
Nhìn bọn trẻ con La Hủ rất nhanh nhẹn và yêu đời, chẳng có vẻ gì là khổ cả, chúng chơi đùa với nhau rất là náo nhiệt như những chú sói con.
Đuổi bắt nhau ầm ầm.
Đứa nào trông cũng khỏe mạnh, bụ bẫm.
Toàn ăn sắn với củ mài mà to thế, chẳng như bọn trẻ con ở Hà Nội ăn uống chẳng thiếu thứ gì mà vẫn gầy.
Một con chó rất dữ, chỉ rình rình đi theo đằng sau tôi để đợp.
Nhà nào cũng có rãnh thoát nước để thoát nước mưa xuống khe.
Bốn bề xung quanh bản là rừng.
Thế này mà như ngày xưa rừng có nhiều thú dữ thì cũng ghê đấy.
Tôi bước vào trong một ngôi nhà, trong nhà chẳng có đồ đạc gì cả nhưng có đến hai bức ảnh Bác Hồ.
Trong nhà chỉ có ba mẹ con đang ngồi bên bếp lửa. Bà mẹ còn rất trẻ và khá xinh với hai đứa con rất bụ bẫm. Đứa bé nhìn thấy tôi có vẻ rất sợ bò vội lên trên giường. Bà mẹ thì nhìn tôi có vẻ ngượng nghịu, họ hoàn toàn không nói được tiếng Kinh nên tôi cũng chẳng biết là thế nào để giao tiếp được.
Thế mới thấy cuộc sống với người La Hủ thật là đơn giản, chẳng cần thứ gì cả. Đến cái nhà là thứ tối thiểu nhất mà có lẽ họ cũng chẳng cần lắm vì nhà to thế này chẳng mang đi đâu được, mà cuộc sống với người La Hủ chẳng thích cố định ở một chỗ nào cả.
Mãi mới bắt gặp một anh thanh niên. Nhìn trẻ vậy chứ chắc anh này đã có vài đứa con rồi.
Một bụi chuối to ở giữa bản, bụi chuối này chắc cũng do các anh bộ đội trồng hộ.
Có hai mẹ con đang đi ra ngoài chơi.
Bọn trẻ con bé cũng chả cần tới quần áo, lăn lê thoải mái mà không thấy bị muỗi, ruồi vàng tấn công gì cả.
Còn tôi thì vừa đi dược mấy bước đã bị ruồi vàng đốt toe toét máu ở chân.
Người La Hủ cũng đã bắt đầu biết nuôi gà, kiểu ổ gà này là kiểu truyền thống của người Hà Nhì.
Mấy cậu con trai đang chơi một trò trơi búng cái nút chai.
Nhìn họ chơi chợt nhớ lại ngày xưa trẻ con Hà Nội chơi xu ăn xổ số giống thế này. Nếu xem lại những hình ảnh những năm 80 đó thì thấy người Hà Nội cũng chẳng khác người vùng cao hẻo lánh bây giờ là mấy.
Đọc bài của Bác em thấy nhớ mấy cái Bản Là Si, Là Pê này quá. Tết Tây năm 2010 bọn em đã lên đây đóng góp cho dân bản 1 ngôi trường mới và nhiều chăn màn quần áo. Cuộc sống của họ thật khổ nhưng nhìn họ lại luôn yêu đời, cái đó chúng ta chưa chắc có.
Trả lờiXóa