Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Vãn cảnh Hồ Thiên, tham vấn thiền sư phần 8

Về đến chùa, sư Thầy Trí Thông đã chuẩn bị sẵn cơm chay cho chúng tôi, thực là một vị chân tu đại từ đại bi.

Bếp ăn của chùa


Bữa cơm có canh bắp cải, một món như kiểu nộm gì đó và bánh chưng chay.


Cơm nước xong xuôi, tôi xách máy ảnh lên chính điện ngắm nghía một chút

Bên trong chính điện thật giản dị, không xa hoa như những nơi khác


Nhà khách của chùa nhìn từ chính điện


Chuông đồng chùa Hồ Thiên


Cảnh bên dưới nhìn từ chính điện


Một hòn đá cảnh trong chùa


Xuống bên dưới, tôi mới để ý đến cái lu hứng nước của chùa. Cái lu này được làm bằng đá và có vẻ được làm từ rất lâu rồi. Nó được khoét rỗng từ nguyên một khối đá xanh lớn. Không hiểu người làm chiếc lu nước này đã mất bao nhiêu thời gian để tạo ra nó.
  

Chỗ miệng lu có xẻ một khe nhỏ để nước chảy tràn qua, lâu ngày, dòng nước đã tạo thành một cái rãnh lớn ở thành lu.


Lúc này thì cũng đã sang chiều, chúng tôi xin phép Thầy Trí Thông xuống núi, hẹn thầy khi khác sẽ lên đây ở hẳn vài ngày để thầy chỉ điểm cho đôi chút kiến thức.

Đến hôm nay ban ngày mới được ngắm cảnh lên Hồ Thiên, hôm qua trời tối, chúng tôi chả hình dung ra quang cảnh dọc đường thế nào cả.

Măng trúc tua tủa bên đường


Ra khỏi chùa thì chúng tôi mới để ý có một phế tích nằm ngay đó, lúc đầu tưởng là nhà dân nhưng không phải, hóa ra đây là nền chùa Hồ Thiên cũ ngày xưa.

Bậc thang đá cổ dẫn lên chùa cũ


Xưa kia có một dạo chùa Hồ Thiên này chìm trong cây rừng chẳng ai biết đến, chỉ có những người thợ rừng mới phát hiện ra.


Ba anh em trèo lên ngắm chùa cổ, chợt nhớ tới bài thơ Thăng Long Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh ấy người đây luống đoạn trường


Đúng là cái cảm giác thật sự mỗi khi đứng trước các phế tích xưa.

Chùa cổ cũng đang được đắp điếm vá víu, tình trạng chung của việc bảo tồn di tích cổ ở Việt Nam


Nền sân cổ


Nội thất bên trong


Tường được xây dày đến cả thước


Ban thờ Phật


Nhà bia đá mới được xây, bên trong là bia đá cổ


Bếp tạm được kê bằng cả gạch cổ


Chỗ rửa


Giá để đồ


Toàn cảnh nhìn sang phải


Một bụi xương rồng


Bể cảnh mới được xây


Vẫn một màu hoa loa kèn đỏ


Ngắm lại "Nền cũ lâu đài bóng tịch dương" một lần nữa trước khi xuống núi


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét