Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Off road lên Hồng Ngài - Y Tý phần 9

Rời điểm trường Sim San 1, chúng tôi bắt đầu tiến vào bản.

Ngay đầu bản có 4 cô gái đang túm tụm thêu thùa bên một bếp lửa để sưởi ấm giữa bãi đất trống. Người Dao họ thêu rất hay, hoàn toàn không cần đến khung thêu mà đường kim mũi chỉ vẫn rất tinh xảo. Chẳng bù cho gái Kinh ngày nay, cả đời chẳng sờ đến cái kim bao giờ, quần áo sứt chỉ một chút là vứt đi luôn chứ nói gì đến thêu với thùa.

Bốn cô thấy tôi giơ máy ảnh lên chụp là đồng loạt cúi ngay xuống không cho tôi chụp, sợ mất duyên hay sao ấy.


Tôi bảo mọi người dừng ở đây để tôi vào bản liên hệ xin cơm ăn trưa. Lúc đó mới là 11h sáng. pva ngạc nhiên bảo tôi là ăn gì mà sớm thế, bụng vẫn còn no lắm. Tôi cười bảo hắn, ở đây không như Hà Nội đâu, không phải muốn ăn là có được.

Tôi phi vào bản hỏi thăm, gặp một bác cũng đứng tuổi hỏi xin bữa cơm trưa. Bác ta bảo bản này vừa mới làm lễ cúng bản xong, phải cấm bản 3 ngày, hôm nay là ngày cấm cuối cùng, khách lạ không được vào trong bản mai các anh quay lại đây thì chúng tôi sẽ mời các anh ăn cơm.

Nói rồi bác ấy theo chân tôi đi ra ngoài đường.


Thế có đen không, hôm nay là ngày cuối cùng cấm bản mới đau chứ. Cũng may là bọn tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước, mỗi thằng đều giắt trong người một hai gói mỳ tôm. Nhưng mà cấm bản thế này, không lẽ gặm mỳ tôm sống.

Thấy bọn tôi mặt mũi tiu nghỉu, bác Dao kia lại bảo: "Các anh đến bản Sin San 2 ấy, ở đó họ cúng trước chúng tôi một ngày nên đã hết cấm bản từ hôm qua, các anh tới đó mà ăn cơm". Ối giời ơi may quá, thế ra bản Sin San 2 đã hết cấm, có thể vào ăn trưa ở đó được rồi. Tôi cám ơn bác Dao kia rối rít rồi quay ra với đồng bọn.

Bọn chúng đang đứng túm tụm làm cái gì kia không biết?


Tôi thấy chukimduc rút trong túi đeo trước bụng ra một quả cầu chinh. Ối giời ơi, con bé này bệnh hoạn thật, đi phượt còn mang theo cả cầu chinh để đá. Hóa ra cô nàng rất mê môn đá cầu, đi đâu cũng mang một quả cầu theo.

Chắc là bọn chúng ăn sáng no quá nên đá cầu với nhau cho tiêu bớt để còn ăn trưa.


Tung với chẳng hứng.


Kệ cho bọn chúng đá cầu cho tiêu bớt cơm, tôi đi loanh quanh xem có cái gì hay không. Bản thì cấm nên không vào được, chỉ có mấy chú lợn đang loanh quanh ngoài đường.

Lợn nhà ở đây trông hoang dã như lợn rừng.


Thấy tôi đến gần, cả ba con quay ra hằm hè nhìn tôi.


Chắc chúng tưởng tôi đến chiếm lãnh địa của bọn chúng,


Con nào con nấy chắc nịch. Trông chúng to thế mà phi cực nhanh. Bọn này vớ vẩn là nhe nanh ra cắn hoặc húc ngay.

Bờm con nào cũng dựng ngược, loại này mà thịt, thui lên rồi hấp thì ngon tuyệt. Nói đến đây thì longnuot lại nuốt nước bọt ừng ực. Hắn cứ gạ tôi bắt một con về đồn biên phòng rồi thịt nhậu cho sướng.


Đá cầu, ngắm lợn chán chê, chúng tôi rời bản Sin San 1 để tới bản Sin San 2 kiếm cơm.

Đướng sang bản Sin San 2 khá xấu. Tuy nhiên chukimduc có vẻ rất sở trường với môn offroad.


Lúc này tôi mới để ý thấy có một dấu hiệu đang cấm bản. Mợt sợi dây thừng chăng ngang đường, trên đó có buộc các thanh nứa và bùa giấy.


Các thanh nứa có vẻ được đẽo theo hình các công cụ lao động, còn bùa thì viết toàn chữ Tàu (không phải chữ Tàu mà là chữ Nôm Dao).


Đến bản Sin San 2, tôi cho cả bọn dứng ngoài đường để tôi vào bản xin cơm.


Bọn trẻ có lẽ lần đầu tiên nhìn thấy những người ăn mặc như thế này, đi những chiếc xe máy kềnh càng lên đây.


Tôi phi đại vào trong bản xem thế nào.


Đường vào bản gập gà gập ghềnh.


Thử vào nhà này xin cơm xem sao. Chuyến này mà không tìm được chỗ ăn trưa thì cho cả bọn ăn mỳ sống.


Lại nói về chuyện đi khất thực. Tôi đã đọc Tây Du Ký và xem phim Tây du Ký từ ngày bé tý đến giờ không biết là bao nhiêu lần. Rất nhiều người sẽ thắc mắc là với tài nghệ thần thông quảng đại như Tôn Ngộ Không thì việc kiếm một bữa cơm hay thậm chí là đi lấy kinh thì quả thật quá đơn giản. Vậy tại sao lại phải cậy đến một Trần Huyền Trang bất tài khổ ải đi sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Tất cả nằm ở một cái lý của đạo Phật, đó là TÙY DUYÊN.

Như hoangnguyen hỏi tôi, tại sao không mang bếp với nồi đi? câu trả lời của tôi là tôi muốn chứng cái lý TÙY DUYÊN. Nếu mang bếp với nồi đi thì đơn giản quá, hay nói chung, để mà no bụng có sức đi tiếp thì đơn giản quá. Cái hay là ta tùy vào hoàn cảnh, tùy vào nhân duyên mà có được bữa cơm, như vậy mới là hưởng được cái lẽ của cuộc sống. Bếp với nồi chỉ là phương tiện để ta sử dụng khi không muốn phụ thuộc vào nhân duyên. Ví dụ khi đi vào rừng hay vào chỗ hoang vu không có người ở. Còn ở đây, làng bản san sát, tại sao lại phải dùng bếp với nồi.

Cái lý TÙY DUYÊN này nó rất sâu xa, không phải ai cũng hiểu được. Đại đa số chúng ta, vẫn bị ám ảnh bởi ác nghiệp và thiện nghiệp. Tuy nhiên, ác nghiệp hay thiện nghiệp chỉ là để cứu rỗi chính bản thân chúng ta chứ không phải là để phổ độ chúng sinh.

Có những người, ngay cả trong cộng đồng phượt của chúng ta, khi đi phượt tại các vùng sâu hẻo lánh, nhìn bà con sống, sinh hoạt lại nghĩ là họ rất khổ, sau đó cho họ tiền, quà và nghĩ là mình đã làm được một việc tốt, cảm thấy sung sướng , thanh thản trong lòng. Nhưng chưa chắc, việc cho họ tiền, quà, rất có thể tạo ra một chuỗi nhân quả sau này. Chưa chắc việc mình cho họ tiền đã là tốt, rất có thể hành động đó lại tạo ra một kết quả xấu cho chính bản thân người nhận. Việc tạo một nghiệp thiện như vậy, thực chất chỉ để thỏa mãn cái tâm cho người tạo nghiệp mà thôi.  

Quay trở lại việc đi khất thực tại bản Sin San 2, vào trong nhà, chúng tôi gặp một gia đình Dao đỏ. Sau khi trình bày ước muốn là được dùng một bữa cơm trưa tại đây, gia đình Dao đó vui vẻ nhận lời tiếp đãi chúng tôi. Tôi nhờ họ mua hộ 2 con gà để luộc và nấu cơm canh để cả đoàn ăn uống nghỉ ngơi. Thật là may mắn, vậy là cả đội không phải gặm mỳ sống qua ngày rồi.
Dẫn cả đội vào nhà xong, tôi đi một vòng quanh nhà ngắm nghía tý nào.

Xung quanh nhà đất gần như để tự nhiên mà không san phẳng.


Tôi rất thích kiểu nhà như thế này, thân thiện với môi trường.


Thật đơn sơ và giản dị.


Kho củi


Vách trình tường


Trên cửa có 2 lá bùa.


Chuồng gà ngộ chưa? nhìn như là tổ chim.


Một ổ trứng chắc là đang được ấp.


Cả đội lục tục cất đồ bên trong nhà.

1 nhận xét:

  1. tôi ngưỡng mộ anh bát trảm đao, anh có hiểu biết rộng và nhân biết sâu sắc

    Trả lờiXóa