Sáng hôm sau, chúng tôi dậy từ sớm. Thật may là đồn biên phòng Y Tý cũ đã được phá dỡ hết để xây mới, tuy nhiên nhà tắm và nhà vệ sinh vẫn được giữ lại nên chúng tôi có nước nóng để tắm rất sạch sẽ. Thật không gì bằng được tắm nước nóng sau một ngày phượt đầy bụi bậm. Nước ở đây thì lạnh kinh khủng như để trong tủ lạnh vậy, tôi múc từ bể ra để đánh răng mà suýt rơi cả răng ra ngoài.
Đánh răng, tắm rửa xong xuôi, chúng tôi ra xem xét mấy chiếc xe để ngoài trời đêm qua xem có vấn đề gì không để còn lên đường đi tiếp.
Đánh răng, tắm rửa xong xuôi, chúng tôi ra xem xét mấy chiếc xe để ngoài trời đêm qua xem có vấn đề gì không để còn lên đường đi tiếp.
Mọi thứ vẫn ổn, xe cộ rất ngon, kể cả con Tricker của chukimduc.
Ngày hôm đó là thứ bảy, ngày chợ phiên Y Tý họp. Chúng tôi mò ra chợ ngắm nghía và xem có thứ gì để ăn sáng được không.
Cả thị trấn còn đang chìm trong sương.
Cả thị trấn còn đang chìm trong sương.
Ngay gần đồn biên phòng là Ủy ban xã.
Thực ra ở những khu vực biên giới này, lực lượng biên phòng phải đảm nhiệm hầu hết các chức năng của chính quyền địa phương do trình độ năng lực của cán bộ địa phương còn yếu, không được đào tạo và cập nhật thông tin thường xuyên. Các anh lính biên phòng ngoài công việc chính là bảo vệ chủ quyền đất nước còn đảm nhận cả các công việc về y tế, giáo giục, hành chính, giữ gìn an ninh trật tự... thậm chí là phòng cháy chữa cháy và có khi cả kế hoạch hóa gia đình.
Trung tâm xã Y Tý.
Trung tâm xã Y Tý.
Cây sa mộc hay còn gọi là thông Noel có thể thấy ở khắp mọi nơi.
Một hiệu tạp hóa ở ngay mặt đường.
Bà con bắt đầu dắt nhau đi chợ phiên.
Mới ra tết nên chợ rất vắng, chỉ lác đác có ít người và hàng hóa chủ yếu là rau cỏ.
Hành, bắp cải, củ cải và cải mèo.
Ở Y Tý có ba dân tộc chính sinh sống là Hà Nhì, Dao đỏ và Mông.
Bốn bà cụ Hà Nhì gùi rau ra chợ bán. Sau đợt rét vừa qua, không hiểu sao họ vẫn trồng được rau mà đem bán.
Diện tích: 86,02 km2
Dân số: 3.867 người
Mật độ dân số: 45 người/km2
Dân tộc: Hà Nhì (52,6%), Mông (32,1%), Dao (14,7%), Kinh (0,6%)
Gồm 15 thôn bản: Phìn Hồ, Trung Chải, Phan Cán Sử, Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Ngải Chồ, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao Chải 1, Lao Chải 2, Sín Chải 1, Sín Chải 2, Sin San 1, Sin San 2, Hồng Ngài.
Như đã nói ở trên, ở Y Tý cũng có 1 bản tên là Nhìu Cồ San, chính là chỗ trên đường vào thị trấn Y Tý có rừng già bao quanh. Tôi có tham khảo một số bài viết thường lầm tưởng độ cao của Y Tý là trên 2.000m nhưng thực tế tôi đo bằng GPS tại đồn biên phòng Y Tý độ cao chỉ có ~1.500m
Hồng Ngài là thôn xa nhất của xã Y Tý nằm sát với biên giới Trung Quốc. Nhiều người hiểu nhầm bản Hồng Ngài này là bản Hồng Ngài trong "Vợ Chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài nhưng thực ra không phải, Hồng Ngài trong "Vợ chồng A Phủ" là ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Tuy là thôn xa nhất của xã Y Tý nhưng Hồng Ngài lại được người dân nơi đây cho rằng đó là thôn giàu nhất xã vì họ trồng được rất nhiều thảo quả mà hiện tại giá thảo quả đang rất cao.
Để đi đến Hồng Ngài, từ Y Tý phải đi qua các thôn Lao Chải 1, Lao Chải 2, Sin San 1, Sin San 2. Các bản Lao Chải là bản của người Hà Nhì, các bản Sin San là bản của người Dao đỏ. Rượu thóc Sin San là thứ rượu rất nổi tiếng của Y Tý nghe nói do được lên men và chưng cất từ thứ nước khe lạnh buốt quanh năm nơi đây.
Theo kế hoạch đã bàn từ đêm hôm trước thì chỉ có tôi và longnuot sẽ đi đến bản Hồng Ngài và ngủ đêm ở đó, còn pva, tricoi và chukimduc sẽ đi cùng tới bản Sin San sau đó sẽ quay trở lại đồn biên phòng Y Tý ăn ngủ đợi chúng tôi.
Đúng 9h30 thì chúng tôi bắt đầu lên đường đi Hồng Ngài. Đường đi Hồng Ngài trước đây vốn chỉ tới được Sin San 2, sau đó phải đi bộ khoảng 7km mới tới được Hồng Ngài. Tuy nhiên qua tham khảo các chiến sỹ biên phòng, tôi được biết là đường tuy rất khó nhưng xe máy vẫn có thể đi được, vậy là tôi với longnuot vẫn quyết tâm đi đến cùng.
Cả đội chuẩn bị xuất phát.
Đường đi phủ trắng sương mù, tầm nhìn xa chắc được khoảng 6m.
Nhà trình tường quay lưng ra đường với hàng rào bằng cây khô.
Tôi đi vào phía trong bản thì gặp hai ông bố đang ở nhà bế con.
Một hiệu tạp hóa ở ngay mặt đường.
Bà con bắt đầu dắt nhau đi chợ phiên.
Mới ra tết nên chợ rất vắng, chỉ lác đác có ít người và hàng hóa chủ yếu là rau cỏ.
Hành, bắp cải, củ cải và cải mèo.
Ở Y Tý có ba dân tộc chính sinh sống là Hà Nhì, Dao đỏ và Mông.
Bốn bà cụ Hà Nhì gùi rau ra chợ bán. Sau đợt rét vừa qua, không hiểu sao họ vẫn trồng được rau mà đem bán.
Một bà cụ Hà Nhì với mái tóc giả rất đặc trưng. Trông bà có vẻ khá sung túc.
Một em bé Hà Nhì có cái mũ rất diêm dúa.
Cô bé này xinh muốn ngất luôn.
Loanh quanh trong chợ một lúc lâu mà không kiếm được cái gì ăn, chúng tôi đành lấy đồ ăn mang theo ra ăn sáng ngay tại bãi để xe trước thư viện rồi lên đường.
Một vài thông tin về xã Y Tý:
Xã Y Tý thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đông giáp xã Trịnh Tường. Tây giáp Trung Quốc. Nam giáp xã Sáng Ma Sáo và xã Dền Thàng. Bắc giáp xã Ngải Thầu.Diện tích: 86,02 km2
Dân số: 3.867 người
Mật độ dân số: 45 người/km2
Dân tộc: Hà Nhì (52,6%), Mông (32,1%), Dao (14,7%), Kinh (0,6%)
Gồm 15 thôn bản: Phìn Hồ, Trung Chải, Phan Cán Sử, Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Ngải Chồ, Tả Gì Thàng, Choản Thèn, Lao Chải 1, Lao Chải 2, Sín Chải 1, Sín Chải 2, Sin San 1, Sin San 2, Hồng Ngài.
Như đã nói ở trên, ở Y Tý cũng có 1 bản tên là Nhìu Cồ San, chính là chỗ trên đường vào thị trấn Y Tý có rừng già bao quanh. Tôi có tham khảo một số bài viết thường lầm tưởng độ cao của Y Tý là trên 2.000m nhưng thực tế tôi đo bằng GPS tại đồn biên phòng Y Tý độ cao chỉ có ~1.500m
Hồng Ngài là thôn xa nhất của xã Y Tý nằm sát với biên giới Trung Quốc. Nhiều người hiểu nhầm bản Hồng Ngài này là bản Hồng Ngài trong "Vợ Chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài nhưng thực ra không phải, Hồng Ngài trong "Vợ chồng A Phủ" là ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Tuy là thôn xa nhất của xã Y Tý nhưng Hồng Ngài lại được người dân nơi đây cho rằng đó là thôn giàu nhất xã vì họ trồng được rất nhiều thảo quả mà hiện tại giá thảo quả đang rất cao.
Để đi đến Hồng Ngài, từ Y Tý phải đi qua các thôn Lao Chải 1, Lao Chải 2, Sin San 1, Sin San 2. Các bản Lao Chải là bản của người Hà Nhì, các bản Sin San là bản của người Dao đỏ. Rượu thóc Sin San là thứ rượu rất nổi tiếng của Y Tý nghe nói do được lên men và chưng cất từ thứ nước khe lạnh buốt quanh năm nơi đây.
Theo kế hoạch đã bàn từ đêm hôm trước thì chỉ có tôi và longnuot sẽ đi đến bản Hồng Ngài và ngủ đêm ở đó, còn pva, tricoi và chukimduc sẽ đi cùng tới bản Sin San sau đó sẽ quay trở lại đồn biên phòng Y Tý ăn ngủ đợi chúng tôi.
Đúng 9h30 thì chúng tôi bắt đầu lên đường đi Hồng Ngài. Đường đi Hồng Ngài trước đây vốn chỉ tới được Sin San 2, sau đó phải đi bộ khoảng 7km mới tới được Hồng Ngài. Tuy nhiên qua tham khảo các chiến sỹ biên phòng, tôi được biết là đường tuy rất khó nhưng xe máy vẫn có thể đi được, vậy là tôi với longnuot vẫn quyết tâm đi đến cùng.
Cả đội chuẩn bị xuất phát.
Đường đi phủ trắng sương mù, tầm nhìn xa chắc được khoảng 6m.
Đi tới một ngã ba đường, rẽ trái là đi Hồng Ngài, rẽ phải là đi A Mú Sung.
Đi một lúc thì chúng tôi tới bản Lao Chải 1, một bản thuần chất của người Hà Nhì. Vốn rất muốn khám phá đời sống của người Hà Nhì, tôi vội dựng xe nhảy vào bản thăm thú xem sao.
Nhà trình tường quay lưng ra đường với hàng rào bằng cây khô.
Đường bên ngoài đã được xây rãnh để thoát nước.
Cận cảnh một ngôi nhà trình tường.
Trái với nhà của các dân tộc khác thường là quay mặt tiền ra ngoài đường, nhà của người Hà Nhì lại quay mặt vào phía trong, quay lưng ra phía ngoài, các ngôi nhà trong bản quay mặt vào nhau tạo thành những không gian chung bên trong và biệt lập với không gian bên ngoài.
Người Hà Nhì có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Tạng, ngôn ngữ của họ thuộc ngữ hệ Hán Tạng. Nếu nhìn kỹ khuôn mặt của phụ nữ Hà Nhì, nhất là những người già thì có thể thấy khuôn mặt họ rất giống người Tây Tạng.
Phụ nữ Hà Nhì có một tập tục đặc biệt đó là đẻ đứng. Nhà có trẻ mới sinh được báo hiệu bằng chiếc nón úp trên cọc ở trước cửa, nếu cọc ở phía bên phải - sinh con gái, bên trái - sinh con trai.Tôi đi vào phía trong bản thì gặp hai ông bố đang ở nhà bế con.
Ngôi nhà trình tường của họ nhìn như đã được làm từ hàng trăm năm nay, duy chỉ có mái nhà bàng tấm phibro là mới.
Bên ngoài nhà chất một đống củi to tướng. Củi là thứ vô cùng quan trọng của người dân vùng cao. Củi để sưởi, củi để nấu nướng, do vậy nhà lúc nào cũng phải trữ thật nhiều củi.
Tất cả các công trình phụ đều quay vào phía trong, kể cả chuồng gia súc.
Hay kho củi.
Có cả giàn phong lan nữa nhé.
Mặt tiền nhà đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét