"Chúng ta được sinh ra, đặt chân lên hành trình cuộc đời với một chiếc sọt rỗng trên vai; và trên mỗi bước đường ấy đều nhặt lấy một thứ gì đó bỏ vào sọt.
Khi ta còn tràn đầy sức sống, tinh thần phấn chấn, sẽ nhặt mọi thứ mình gặp, đinh ninh chúng đều tốt đẹp; và rồi hớn hở đi qua hết một phần ba đoạn đường đời khi nào chẳng hay.
Nhưng khi những thứ trong sọt bắt đầu nhiều lên, cùng với những trắc trở trên hành trình sẽ khiến ta thấm mệt. Hai phần ba quáng đường còn lại quả là đoạn đường đầy cam go. Để chiếc sọt nhẹ hơn, chúng ta bắt đầu từ chối những thứ không quan trọng, chỉ lựa chọn một số thứ cần thiết, và rồi cất bước đi tiếp cuộc hành trình.
Quãng đường tuy không còn xa, chúng ta tuy đã mệt rã rời nhưng vẫn nhặt thêm một số thứ để làm vật chứng cho chặng cuối cùng.
Hành trình đi qua cuộc đời, áp lực cuộc sống đè nặng trên vai, tấm thân mệt mỏi và đôi chân rệu rã, bên cạnh những nỗi buồn, đau... Bước trải nghiệm ấy cũng đem lại nguồn an ủi, ta vượt qua mọi gian truân trắc trở để hướng đến niềm vui hạnh phúc.
Con đường chúng ta đi không bao giờ bằng phẳng, nó không được trải bằng thảm nhung với những đóa hồng, mà là con đường đầy sỏi đá. Vì thế, ta hà tất phải cố tìm mọi cách để tránh, để giảm những phiền nhọc, gánh nặng cuộc đời! Hãy đối diện, chấp nhận để có một cuộc đời ý vị!"
Sau chuyến đi lên Ngọa Vân Am tháng 10 năm ngoái, tôi vẫn định bụng có một dịp nào đó sẽ lên chùa Hồ Thiên vãn cảnh, đồng thời nhờ các thầy trên đó chỉ điểm cho một số điều còn chưa sáng tỏ. Nhân dịp Giỗ tổ được nghỉ tận ba ngày, tôi rủ thêm hai vị sư huynh cũng là những người ham thích về Phật pháp để cùng nhau lên núi.
Lần này, tôi lấy ô tô làm phương tiện thay vì xe cào cào như mọi khi để đi cho vui. Tôi lái xe qua Trại Lốc, vòng qua hồ rồi vào gửi xe tại một gia đình ở cuối con đường.
Để xe giữa vườn nhãn đang nở đầy hoa.
Khi ta còn tràn đầy sức sống, tinh thần phấn chấn, sẽ nhặt mọi thứ mình gặp, đinh ninh chúng đều tốt đẹp; và rồi hớn hở đi qua hết một phần ba đoạn đường đời khi nào chẳng hay.
Nhưng khi những thứ trong sọt bắt đầu nhiều lên, cùng với những trắc trở trên hành trình sẽ khiến ta thấm mệt. Hai phần ba quáng đường còn lại quả là đoạn đường đầy cam go. Để chiếc sọt nhẹ hơn, chúng ta bắt đầu từ chối những thứ không quan trọng, chỉ lựa chọn một số thứ cần thiết, và rồi cất bước đi tiếp cuộc hành trình.
Quãng đường tuy không còn xa, chúng ta tuy đã mệt rã rời nhưng vẫn nhặt thêm một số thứ để làm vật chứng cho chặng cuối cùng.
Hành trình đi qua cuộc đời, áp lực cuộc sống đè nặng trên vai, tấm thân mệt mỏi và đôi chân rệu rã, bên cạnh những nỗi buồn, đau... Bước trải nghiệm ấy cũng đem lại nguồn an ủi, ta vượt qua mọi gian truân trắc trở để hướng đến niềm vui hạnh phúc.
Con đường chúng ta đi không bao giờ bằng phẳng, nó không được trải bằng thảm nhung với những đóa hồng, mà là con đường đầy sỏi đá. Vì thế, ta hà tất phải cố tìm mọi cách để tránh, để giảm những phiền nhọc, gánh nặng cuộc đời! Hãy đối diện, chấp nhận để có một cuộc đời ý vị!"
Sau chuyến đi lên Ngọa Vân Am tháng 10 năm ngoái, tôi vẫn định bụng có một dịp nào đó sẽ lên chùa Hồ Thiên vãn cảnh, đồng thời nhờ các thầy trên đó chỉ điểm cho một số điều còn chưa sáng tỏ. Nhân dịp Giỗ tổ được nghỉ tận ba ngày, tôi rủ thêm hai vị sư huynh cũng là những người ham thích về Phật pháp để cùng nhau lên núi.
Lần này, tôi lấy ô tô làm phương tiện thay vì xe cào cào như mọi khi để đi cho vui. Tôi lái xe qua Trại Lốc, vòng qua hồ rồi vào gửi xe tại một gia đình ở cuối con đường.
Để xe giữa vườn nhãn đang nở đầy hoa.
Ba anh em lấy đồ rồi bắt đầu hành cước qua suối lên Ngọa Vân Am.
Hai vị sư huynh này, tạm gọi Tam huynh và Tứ huynh với tôi là anh em học cùng một thày, quen biết nhau đã gần 10 năm, rất tâm đầu ý hợp. Công phu của hai vị huynh này thì hơn tôi rất nhiều, mỗi khi tôi vướng mắc chuyện gì thường tham vấn các huynh và đều được chỉ bảo cặn kẽ.
Mặc dù Tam huynh và Tứ huynh đều chưa bao giờ đi trekking kiểu này nhưng với công phu mấy chục năm của họ thì việc đi leo núi vài ngày tôi theo kịp cũng còn mệt.
Qua tiếp một con suối nữa
Mặc dù Tam huynh và Tứ huynh đều chưa bao giờ đi trekking kiểu này nhưng với công phu mấy chục năm của họ thì việc đi leo núi vài ngày tôi theo kịp cũng còn mệt.
Qua tiếp một con suối nữa
Lần trước, tôi vác con DR650 nặng gần 2 tạ lội suối vào tận trong rừng mệt gần chết, lần này, hóa ra đi bộ lại nhàn hơn rất nhiều.
Hai vị sư huynh lững thững rảo bước qua trảng cỏ rộng.
Qua con suối thứ 3
Bắt gặp một cái tổ kiến to đùng
Không biết có phải cái loại kiến này có thể dùng làm món bánh kiến hay không?
Đi qua một vườn vải đang trổ hoa rực rỡ, dưới một gốc vải có một đống rác lớn của một đoàn nào đó vừa mới đi qua đây. Nhìn đống rác ngồn ngộn như thế này tôi đoán chắc là khá đông người.
Qua con suối thứ tư, mùa này vẫn đang là mùa khô, suối ít nước không được đẹp lắm nhưng được cái là dễ đi, không phải lội nhiều.
Len lỏi trong lối mòn.
Con suối thứ năm, chuyến này thử đếm xem phải qua bao nhiêu con suối nào.
Con suối thứ sáu
Con suối thứ bảy
Một chú trâu được thả trong rừng. Đàn trâu này được người dân địa phương thả rông trong rừng, tự kiếm thức ăn cho đến bao giờ đủ lớn thì mới bắt về đem bán. Bọn trâu này rất tinh ranh và nhanh nhẹn, phi như tên trong rừng bất chấp suối sâu, dốc đứng, cây cối um tùm.
Đi một đoạn nữa thì tới con đường toàn đá cuội, lần trước tôi qua đây trơn khủng khiếp, hôm nay đi khô ráo nên đi lại dễ hơn nhiều.
Đến con suối thứ tám thì gặp một đoàn 4 bác cũng đi lễ chùa Ngọa Vân, họ đi rất khỏe, cầm theo mấy khúc mía để ăn cho đỡ khát và một thùng mỳ tôm.
Tiếp tục qua con suối thứ chín
Rồi con suối thứ mười
Và con suối thứ mười một
Đàn trâu cứ lẵng nhẵng bám theo chúng tôi suốt từ đầu tới giờ
Con suối thứ mười hai
Con suối thứ mười ba
Con suối thứ mười bốn
Một đống lửa được đốt lên và sau đó người dân dùng đá chặn lên dập tắt để đề phòng cháy rừng, một hành động rất có ý thức.
Đường thênh thang ta bước
Rác của đoàn đi trước xả vô tư trên đường
Khủng khiếp
Bắt đầu đến đoạn đường vào suối
Em đọc bài, xem ảnh và rất hâm mộ các anh, đồng thời em có một ý kiến nhỏ,nếu được, các anh vừa dẫn link đến chỗ nào đó để thiên hạ biết Ngọa vân am là danh tích gì, note trên google map để biết danh tích này ở đâu.
Trả lờiXóaEm nghĩ nên làm thế để những danh tích Việt Nam không thành Vô danh tích và mọi người hiểu rõ hơn về danh thắng, văn hóa nước Việt.
Trân trọng cảm ơn các anh, chúc các anh nhiều sức khỏe và thành công mọi sự!