Qua khỏi đỉnh cao nhất thì con đường xuống dốc liên tục, trời cũng bắt đầu quang đãng hơn.
Đỉnh núi mây phủ dần lùi về phía sau.
Những đám mây ướt át cũng bay cao dần lên.
Đổ dốc quanh co.
Lên rồi lại xuống.
Cây rừng kéo nhau đi đâu hết cả rồi.
Đến 12h thì chúng tôi tìm chỗ dừng lại nghỉ ăn trưa. Vẫn chỉ là với mấy thanh lương khô và nước lọc mang theo.
Bữa trưa chỉ kéo dài chừng 15 phút, đủ để nạp thêm chút năng lượng và nước cho buổi chiều rồi chúng tôi lại lên xe mải miết đi tiếp, tận hưởng từng giây từng phút của cung đường tuyệt vời này.
Đường khô ráo, quang đãng và không khí đỡ lạnh hơn.
Thả sức phóng xe.
Núi non trùng điệp như bày ra trước mắt.
Đường đi đến đâu, cây rừng bay đi đến đó.
Thi thoảng sót lại vài ngọn cây như miếng tóc trái đào của lũ trẻ xưa.
Lượn qua một vách đá dựng đứng.
Một cây khô chết đứng bên đường.
Xuống dốc liên tục.
Chúng tôi đã đi tới địa phận của huyện Sốp Cộp, một điểm nóng ma túy của tỉnh Sơn La.
Huyện Sốp Cộp thực ra là một huyện mới của tỉnh Sơn La được thành lập theo Nghị định 148/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 tức là được gần 10 năm nay. Sốp cộp có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Sốp Cộp, Mường Lạn, Dồm Cang, Sam Kha, Mường Và, Mường Lèo, Púng Bánh, Nậm Lạnh.
Sốp cộp là 1 trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước.
Sốp Cộp cũng là huyện những năm qua trồng nhiều thuốc phiện nhất của tỉnh Sơn La.
Dưới đây là một số hình ảnh về cây anh túc được trồng ở Sốp Cộp do một người bạn ở Sơn La chụp vào mùa anh túc năm ngoái.
Cây anh túc được trồng lẫn với rau cải cúc trong vườn nhà.
Màu sắc hoa anh túc đẹp lộng lẫy, đúng với cái tên Phù Dung
Cây anh túc thường được bắt đầu gieo hạt vào khoảng giữa tháng 10 dương lịch và có thể thu hoạch vào khoảng tháng 2 năm sau.
Mỗi ha trồng thuốc phiện thu bình quân 4-5kg nhựa, nếu đất tốt và thâm canh thì thu 7-8 kg/ha, tính ra mỗi ha trồng thuốc phiện thu nhập bình quân 350-400 triệu đồng.
Một vẻ đẹp ma mị.
Thiếu nữ bên hoa anh túc.
Đường chạy qua một khu rừng thông đang ra hoa.
Tới đây thì chúng tôi gặp một cái cổng chắn bằng bê tông chắc là để ô tô không đi vào, vậy có lẽ là kết thúc đoạn đường tuần tra biên giới này.
Phía trước có một ngã ba đường đất.
Rẽ bên tay trái là một cột mốc biên giới.
Cột mốc số 187.
Phía sau cột mốc là con đường mòn dẫn sang Lào.
Chúng tôi quay trở ra, theo con đường đất bên tay phải tiếp tục đi.
Đi được một đoạn thì ôi thôi, một trạm kiểm soát biên phòng chắn ngay trước mặt. Trạm của đồn biên phong 453 Mường Lạn. Thấy vắng vẻ, hai thằng định lẳng lặng phi xe qua trạm kiểm soát. Vừa phóng qua thì bỗng có tiếng gọi giật giọng bắt hai thằng quay lại. Thôi toi rồi..
Có hai anh biên phòng nhảy ra quát chúng tôi quay trở lại để kiểm tra. Hai thằng đành dắt xe vào và ra bắt tay chào hỏi các anh biên phòng như không có chuyện gì xảy ra.
Chúng tôi lấy chứng minh thư ra trình báo và cũng nói rõ là đi từ đâu đến, mục đích là gì...
Tuy nhiên, tôi thấy anh trạm trưởng gọi điện thoại báo cáo lãnh đạo và thấy tình hình có vẻ khá nghiêm trọng, lãnh đạo bảo phải xử lý "như thường lệ".
Tôi xin nói lại một số điều cần biết về việc đi lại tại khu vực biên giới, có thể đa số chúng ta đều chưa nắm được, thậm chí là chưa quan tâm đến.
Ngày 18 tháng 08 năm 2000, chính phủ có ra nghị định số 34/2000/NĐ-CP Về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tại Khoản 2, Điều 8 quy định: Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này:
a)Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
b)Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.
c)Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.
mới được cư trú, đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới; những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.
Ngày 31 tháng 10 năm 2006, Chính phủ có ra nghị định số 129/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, theo đó:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người nước ngoài vào khu vực biên giới, vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định;
b) Người Việt Nam, người nước ngoài có đủ điều kiện vào vành đai biên giới nhưng không trình báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền sở tại;
c) Cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tổ chức cho người nước ngoài vào khu vực biên giới không cử người đi cùng, hoặc không được phép của cơ quan Công an, không thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến.
Như vậy, rất có thể chúng tôi sẽ bị phạt hành chính mỗi thằng 1.000.000 đồng và có thể bị tạm giữ trong vòng 48 giờ để xác minh.
Đỉnh núi mây phủ dần lùi về phía sau.
Những đám mây ướt át cũng bay cao dần lên.
Đổ dốc quanh co.
Lên rồi lại xuống.
Cây rừng kéo nhau đi đâu hết cả rồi.
Đến 12h thì chúng tôi tìm chỗ dừng lại nghỉ ăn trưa. Vẫn chỉ là với mấy thanh lương khô và nước lọc mang theo.
Bữa trưa chỉ kéo dài chừng 15 phút, đủ để nạp thêm chút năng lượng và nước cho buổi chiều rồi chúng tôi lại lên xe mải miết đi tiếp, tận hưởng từng giây từng phút của cung đường tuyệt vời này.
Đường khô ráo, quang đãng và không khí đỡ lạnh hơn.
Thả sức phóng xe.
Núi non trùng điệp như bày ra trước mắt.
Đường đi đến đâu, cây rừng bay đi đến đó.
Thi thoảng sót lại vài ngọn cây như miếng tóc trái đào của lũ trẻ xưa.
Lượn qua một vách đá dựng đứng.
Một cây khô chết đứng bên đường.
Xuống dốc liên tục.
Chúng tôi đã đi tới địa phận của huyện Sốp Cộp, một điểm nóng ma túy của tỉnh Sơn La.
Huyện Sốp Cộp thực ra là một huyện mới của tỉnh Sơn La được thành lập theo Nghị định 148/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 tức là được gần 10 năm nay. Sốp cộp có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã Sốp Cộp, Mường Lạn, Dồm Cang, Sam Kha, Mường Và, Mường Lèo, Púng Bánh, Nậm Lạnh.
Sốp cộp là 1 trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước.
Sốp Cộp cũng là huyện những năm qua trồng nhiều thuốc phiện nhất của tỉnh Sơn La.
Dưới đây là một số hình ảnh về cây anh túc được trồng ở Sốp Cộp do một người bạn ở Sơn La chụp vào mùa anh túc năm ngoái.
Cây anh túc được trồng lẫn với rau cải cúc trong vườn nhà.
Màu sắc hoa anh túc đẹp lộng lẫy, đúng với cái tên Phù Dung
Cây anh túc thường được bắt đầu gieo hạt vào khoảng giữa tháng 10 dương lịch và có thể thu hoạch vào khoảng tháng 2 năm sau.
Mỗi ha trồng thuốc phiện thu bình quân 4-5kg nhựa, nếu đất tốt và thâm canh thì thu 7-8 kg/ha, tính ra mỗi ha trồng thuốc phiện thu nhập bình quân 350-400 triệu đồng.
Một vẻ đẹp ma mị.
Thiếu nữ bên hoa anh túc.
Đường chạy qua một khu rừng thông đang ra hoa.
Tới đây thì chúng tôi gặp một cái cổng chắn bằng bê tông chắc là để ô tô không đi vào, vậy có lẽ là kết thúc đoạn đường tuần tra biên giới này.
Phía trước có một ngã ba đường đất.
Rẽ bên tay trái là một cột mốc biên giới.
Cột mốc số 187.
Phía sau cột mốc là con đường mòn dẫn sang Lào.
Chúng tôi quay trở ra, theo con đường đất bên tay phải tiếp tục đi.
Đi được một đoạn thì ôi thôi, một trạm kiểm soát biên phòng chắn ngay trước mặt. Trạm của đồn biên phong 453 Mường Lạn. Thấy vắng vẻ, hai thằng định lẳng lặng phi xe qua trạm kiểm soát. Vừa phóng qua thì bỗng có tiếng gọi giật giọng bắt hai thằng quay lại. Thôi toi rồi..
Có hai anh biên phòng nhảy ra quát chúng tôi quay trở lại để kiểm tra. Hai thằng đành dắt xe vào và ra bắt tay chào hỏi các anh biên phòng như không có chuyện gì xảy ra.
Chúng tôi lấy chứng minh thư ra trình báo và cũng nói rõ là đi từ đâu đến, mục đích là gì...
Tuy nhiên, tôi thấy anh trạm trưởng gọi điện thoại báo cáo lãnh đạo và thấy tình hình có vẻ khá nghiêm trọng, lãnh đạo bảo phải xử lý "như thường lệ".
Tôi xin nói lại một số điều cần biết về việc đi lại tại khu vực biên giới, có thể đa số chúng ta đều chưa nắm được, thậm chí là chưa quan tâm đến.
Ngày 18 tháng 08 năm 2000, chính phủ có ra nghị định số 34/2000/NĐ-CP Về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tại Khoản 2, Điều 8 quy định: Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này:
a)Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
b)Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.
c)Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.
mới được cư trú, đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới; những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Ủy ban nhân dân sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.
Ngày 31 tháng 10 năm 2006, Chính phủ có ra nghị định số 129/2006/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, theo đó:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người nước ngoài vào khu vực biên giới, vành đai biên giới không có giấy tờ theo quy định;
b) Người Việt Nam, người nước ngoài có đủ điều kiện vào vành đai biên giới nhưng không trình báo cho Đồn Biên phòng hoặc chính quyền sở tại;
c) Cơ quan, tổ chức Việt Nam khi tổ chức cho người nước ngoài vào khu vực biên giới không cử người đi cùng, hoặc không được phép của cơ quan Công an, không thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh nơi đến.
Như vậy, rất có thể chúng tôi sẽ bị phạt hành chính mỗi thằng 1.000.000 đồng và có thể bị tạm giữ trong vòng 48 giờ để xác minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét