Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín phần 10

Hai thằng gặm vội hai phong lương khô, tợp ngụm nước rồi lại lên đường đi tiếp.

Lên tới độ cao 905m


Rồi 915m, có lẽ đây là điểm cao nhất của con đèo này rồi.


Đường quanh co đổ dốc.


Uốn lượn theo sườn núi.


Đổ dốc liên tục.


Lại xuyên vào rừng.


Cua tay áo tiếp.


Xuống vực như chơi.


Dốc vẫn sâu hun hút.


Tôi chưa đi con dốc nào dốc lớn và dài như thế này.


"Rơi" gần 900m trong vòng có mấy phút.


Ù hết cả tai.


Chính xác là mất 15 phút để "rơi" hết 900m.


Qua một khu vực thấy đề biển cấm, không biết là vùng đang có tranh chấp, bãi mìn hay bí mật quân sự gì đây?


Đã tới cửa khẩu Bắc Phong Sinh.


Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, phía Trung Quốc gọi là Lý Hỏa. Theo hiệp định tạm thời giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bắc Phong Sinh và Lý Hoả không có trong danh sách 21 cặp cửa khẩu dự kiến sẽ mở, có nghĩa nó sẽ chỉ là một cửa khẩu tiểu ngạch.

Đi đến đây, nhìn trên GPS thấy chỉ đâm thẳng qua cửa khẩu, hai thằng lúng túng chỉ sợ biên phòng nhìn thấy mình phi vào lại tưởng định vượt biên rút súng bắn thì nguy nên cứ lúng túng tìm đường. Về sau hỏi một người dân địa phương, thì ra là cứ phi qua cái ba ri e kia, sẽ thấy một con đường rẽ về bên phải đi dọc sát biên giới. Hai thằng lên xe phi tới cái ba ri e, nhìn anh biên phòng đứng gác cứ ghê ghê, chỉ sợ bị tóm lại. Rất may là giơ tay chào một cái rồi 2 thằng tăng ga biến thẳng, không thấy ai đuổi theo cả.

Đến đây thì đường bê tông đã được thay thế bằng đường thảm nhựa nhẵn lì.


Tha hồ mà phóng.


Qua một thị tứ nhỏ nhưng hạ tầng rất tốt.


Nhìn có vẻ như có một cửa khẩu tiểu ngạch ở đây.


Trạm kiểm soát biên phòng Pò Hèn, vắng tanh, chẳng thấy ai gác,


Bà con nhân dân tự do đi lại qua biên giới, chở hàng Trung Quốc về cứ kìn kìn.


Bên kia biên giới, phía Trung Quốc ầm ầm thi công lấn lòng suối để xây bờ kè và đưa công trình xây dựng ra sát biên giới.


Con suối chỉ còn như một cái rãnh nhỏ. Phải nói người Trung quốc tham thật, đất nước họ rộng lớn thế nhưng luôn cố để mở rộng lãnh thổ từng phân một.


Chụp ảnh kỷ niệm tại mốc 1347


Lại tiếp tục lên đường về Móng Cái.


Xuyên qua những rừng trồng thưa thớt.


Bên kia biên giới, là những rừng tre trúc bạt ngàn.


Cảm giác chạy xe sát biên giới của đất nước mình rất thú vị, xúc động và tự hào.


Thế mới thấy là tại sao, người Palestin, họ sẵn sàng hi sinh hết đời này qua đời khác để dành lại tổ quốc từ tay người Do Thái.


Sông Ka Long, đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Thượng lưu sông Ka Long (phim 35mm)


Hạ lưu.


Bất chợt, chúng tôi nhìn thấy một hồ nước tuyệt đẹp ở phía tay phải con đường tuần tra biên giới.

Thấp thoáng bóng mấy bạn trẻ chắc là từ Móng Cái chạy xe máy ra đây chơi.


Hồ nước trong vắt và lặng như tờ.


Quá lãng mạn và thơ mộng, tricoi ước ao có một cái thuyền để bơi sang bên kia bờ xem có gì hay không.

Chụp bằng phim 35mm nào.


Nghỉ chân một lúc, chúng tôi lại tiếp tục lên đường, vẫn còn hơn 300km phía trước để về tới nhà.

Một đoạn sông Ka Long được kè vô cùng kiên cố.


Những km đường tuần tra biên giới cuối cùng giữa vạt lau sậy um tùm.


Chưa nhìn thấy thành phố Móng Cái đâu cả, chỉ nhìn thấy thành phố Đông Hưng của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc sừng sững trước mặt.


Đông Hưng này đã từng thuộc Việt Nam trong một thời gian dài đến tận thế kỷ 19, năm 1887, khi hiệp ước Pháp Thanh được ký kết thì người Pháp đã để Đông Hưng rơi vào tay người Trung Quốc.

Huyện Đông Hưng của Trung Quốc này cũng là nơi duy nhất ở Trung Quốc có người dân tộc Kinh sinh sống. Như phụ huynh của tôi kể lại thì họ vẫn nói tiếng Việt nhưng là thứ tiếng Việt Cổ ngày xưa, có lẽ chúng ta nghe cũng không hiểu được nhiều. Nếu mà có điều kiện được tới đó để khảo cứu chắc hẳn sẽ có rất nhiều điều thú vị.

2h30 chiều thì chúng tôi tới thành phố Móng Cái, chẳng kịp nghỉ ngơi, tôi tiếp tục theo quốc lộ 18 để về thành phố Hạ Long.

Dừng chân uống nước ở Hải Hà.


Rồi lại mải miết đi qua Hạ Long, tới thị trấn Uông Bí không nghỉ. Suốt 10km đến thị trấn Uông Bí thì đường tắc, ô tô xếp thành hàng dài. Tôi và tricoi tận dụng ưu việt của xe cào cào là off road trên vỉa hè vượt qua một biển xe cộ để tới Uông Bí. Hóa ra có một xe tải chở sắt phế liệu bị lật, sắt thép đổ ra lấp kín đường, không hiểu có ai bị chết không nhưng nhìn cái cabin thì có vẻ là phẳng lì.

Chúng tôi tranh thủ dừng chân ăn tối ở Uông Bí (đắt dã man) rồi lại đi tiếp về Mạo Khê để xem xe cộ của tricoi thế nào. Đến Mạo Khê thì cũng đã 8h tối, vào cái nhà mà chúng tôi đã gửi xe tricoi lại thì gặp anh con trai bác chủ nhà. Anh ta có vẻ rất khoái mấy người chạy xe cào cào như bọn tôi và rất nhiệt tình gọi người đến sửa xe cho tricoi. Tuy nhiên, đã muộn nên cuối cùng mọi người quyết định tricoi sẽ ở lại Mạo Khê đến hôm sau để sửa xe. Tôi lại chia tay tricoi, lên xe chạy tiếp về Hà Nội. Đến 9h30 thì tôi về tới nhà an toàn. 

Sau lần đi dự đại hội box Du lịch TTVNOL vừa rồi, khi tôi về đến nhà, hạ cổng xuống, một cảm giác khoan khoái và thanh thản trào lên, không gì hạnh phúc bằng về đến nhà an toàn và lành lặn.


Vậy là chuyến đi Bình Liêu của chúng tôi đã kết thúc tốt đẹp, điều may mắn là thời điểm chúng tôi đi lại đúng vào mùa lúa chín ở Bình Liêu, nằm ngoài sự mong đợi của tôi lúc lên đường. Nhiều kỷ niệm đẹp và những người bạn mới, chắc chắn, tôi sẽ sớm quay lại Bình Liêu để đi nốt đoạn đường tuần tra biên giới từ Hoành Mô sang Lạng Sơn, hứa hẹn nhiều bất ngờ và thú vị mới.

3 nhận xét:

  1. Khi được đọc và xem những hình ảnh về Bình Liêu của các anh: Tôi thấy quả là một chuyến đi rất thú vị, đầy ý nghĩa, thay mặt cho những người dân Bình Liêu đã đọc Blogger này tôi chúc các anh vui, khỏe, thành công, hạnh phúc và hy vọng rằng sẽ có tiếp những lần sau các anh đến với Bình Liêu và cho ra nhiều bài viết, hình ảnh và video clip thú vị hơn nữa, Thank ! By by !
    Bình Liêu, 5h39' ngày 7/4/2012
    Ký tên biệt danh: VTCHD6@gmail.com

    Trả lờiXóa
  2. thật vô cùng biết ơn bạn bát trảm đao

    Trả lờiXóa