Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín phần 7

Chia tay gia đình bác Quang, chúng tôi vội xuống thị trấn cho kịp phiên chợ rồi còn phải về Hà Nội.

Chợ hôm nay họp khá thưa thớt, có lẽ đang ngày mùa, bà con đang bận thu hoạch.


Lẻ tẻ dăm người bán gà.


Quả trám đen thì phải, trông rất hấp dẫn nhưng chẳng chở về nổi.


Một chị người Dao đỏ có trang phục rất lạ. Người Dao đỏ ở đây cũng cạo đầu như người Dao đỏ ở Sì Lờ Lầu, nhưng trang phục thì khác dù màu chủ đạo cũng là màu đỏ. Họ không có những phụ kiện bằng bạc kèm theo cầu kỳ như người Dao đỏ ở Sì Lờ Lầu. Đặc biệt là ở đây, họ đội một cái mũ hình vuông rất cao chứ không đội mũ hình nón như Sì Lờ Lầu.


Thấy chúng tôi giơ máy ảnh lên chụp, chị ta liền lấy khăn che kín mặt rồi bước đi mất.


Có hai chị Dao đỏ khác đang nói chuyện với nhau, chợ phiên này cũng là cơ hội để họ gặp gỡ, giao lưu tâm sự.


Có lẽ hàm răng bịt vàng phần nào cũng khẳng định mức độ sung túc của gia chủ.


Một bà cụ bán thuốc nam ở đầu cổng chợ.


Tôi cầm một cái mật khô lên xem và hỏi đây là cái gì và bao nhiêu tiền. Bà bảo đây là mật gấu, giá 15 triệu một quả.


Chẳng biết thật hay giả, có tác dụng gì không mà đắt bằng một con xe đập địa hình tương đối ngon.


Bà cụ thấy tôi chụp ảnh, liền ngồi hát một hôi một hồi cho tôi nghe mấy bài hát bà bảo là để hầu thánh một cách say xưa. Không nghe thì hơi bất lịch sự, nghe thì bà cụ lại càng được thể hát hết bài này đến bài khác, mãi mới chào bà để đi chỗ khác được.


Bên trong chợ chủ yếu bán đồ tạp hóa.


Công cụ sản xuất


Và mấy quán ăn nhỏ.


Sáng mới ăn mỗi thanh lương khô, bụng cũng đã đói, tôi với tricoi liền bước vào một quán ăn xem có thứ gì hay không.

Trong quán đồ đạc nấu nướng khá ngăn nắp gọn ghẽ.


Một nhóm thanh niên người Dao đang tụ tập uống rượu nghe chừng rất vui.


Bữa sáng của chúng tôi đây.


Thế này là quá tươm rồi.


Ở đây có một món khá đặc biệt là bánh gật gù, có lẽ, tại khi gắp lên, nó gật gật gù gù nên gọi là bánh gật gù chăng? Thực ra, đó là bánh phở, cuộn tròn lại rồi cắt đầu cho phẳng, xếp vào đĩa, chấm với xì dầu tỏi hoặc nước dùng.


Ăn thú vị ra phết.


Có một anh Ba Tàu nói tiếng Việt rất sõi vác đến mấy bao tải.


Bỏ ra bên trong toàn những lồng bẫy dúi.


Con dúi xấu số đang điên cuồng tìm cách thoát ra khỏi lồng.


Đánh chén xong xuôi thì bỗng có một bạn cầm chén rượu sang mời chúng tôi. Hóa ra nhìn bộ dạng chúng tôi, đoán là dân phượt lên đây chơi nên anh bạn sang giao lưu làm quen.


Làm quen nói chuyện một hồi, trao đổi số điện thoại cho nhau để khi nào có dịp lên đây sẽ gặp gỡ thêm, chúng tôi chia tay rồi đi về nhà nghỉ để thu xếp đồ lên đường đi dọc đường tuần tra biên giới về Móng Cái rồi về Hà Nội.

Có lẽ sẽ phải có một chuyến đi nữa để tìm hiểu sâu hơn về vùng đất Bình Liêu này để khám phá được nhiều hơn nữa, rất tiếc vì thời gian quá ngắn, chúng tôi chỉ kịp thu thập những hình ảnh rất khái quát mà thôi.

Một cụ già đang ngồi đan lưới trên đường về nhà nghỉ.


Một cụ khác thì đang ngồi vót lồng chim.


Lác đác còn vài ngôi nhà vách gỗ cổ của người Hoa để lại. Qua thời gian, đường mới được tôn lên nên nền nhà chìm sâu xuống so với lòng đường.


Một ngôi nhà khác dạng trình tường bằng đất.


Nếu không có gì thay đổi thì chỉ vài năm nữa, những ngôi nhà kiểu này sẽ hoàn toàn biến mất khỏi thị trấn Bình Liêu.

Mái ngói âm dương của nay đã nhuốm màu thời gian, người ta phải dùng gạch chặn ở trên cho gió khỏi thổi bay đi mất.


Xe tuyến cho bạn nào cần nhé, có xe đi Hà Nội hai chiều.


Về nhà nghỉ, chúng tôi thu dọn đồ đạc rồi lên đường đi ngay. Tuyến đường tuần tra biên giới Hoành Mô - Móng Cái với nhiều điều thú vị còn đang chờ đợi chúng tôi phía trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét