Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Hành hương lên Ngọa Vân Am phần 2

Rời đền An Sinh, tôi tiếp tục đi về phía Trại Lốc, đi được một đoạn thì đến Đền Thái.


Đền Thái nghe người dân nói là nơi thờ các Thái giám của vua.

Nay chỉ còn là các phế tích.








Ở đây cũng có rất nhiều gạch ngói cổ chất thành đống ngoài trơi, ai thích lấy thì lấy, chẳng có ai trông giữ.




Đây có lẽ là một bức tường đá cổ.


Có rất nhiều dấu vết của các công trình kiến trúc cổ nơi đây, tuy nhiên không biết đã có ai nghiên cứu kỹ lưỡng một cách khoa học để phục dựng lại hay không.






Một đoạn tường gạch cổ.






Vải được trồng dày đặc trong khu di tích.


Dấu vết kiến trúc cổ khắp mọi nơi.


Một đoạn tường gạch cổ rêu phong


Đây có lẽ là chân cột.


Hoa Văn trang trí thời Trần chăng?


Đền Thái


Bia đá trước cửa đền.


Gạch ngói cổ vứt ngổn ngang.


Không hiểu đây là chi tiết kiến trúc gì.


Rất nhiều gốc thông cổ. xưa kia, ngôi đền chắc nằm giữa một rừng thông.


Từng gốc thông cổ được đánh dấu.


Một hàng thông xưa kia.


Cái gì đây? Chỉ có người xưa mới biết.


Quá khứ đã lùi xa, mọi thứ lại dần trở về với cát bụi.


Một đống gạch ngói cổ lớn.


Tường đá cổ ngày xưa?


Nhìn những phế tích này, lòng chỉ mong có thể quay ngược bánh xe thời gian để thấy được khung cảnh năm xưa. Tôi rời đền Thái trong sự tiếc nuối và tiếp tục lên đường.

Khi tôi xuống khỏi đền Thái thì bắt gặp một người đàn ông chừng ngoài 50 tuổi, ông ta chào tôi và giới thiệu là người trông coi đền này. Khi biết tôi muốn lên Ngọa Vân Am, ông ta vui vẻ hỏi nếu cần người dẫn đường lên đó thì để ông ta bảo con trai ông dẫn đi. Tôi mừng quá vào nhà ông ở ngay gần đền Thái, gửi bớt áo khoác, mũ bảo hiểm và cùng cậu con trai ông lên đường đi Ngọa Vân Am.

Cậu con trai này năm nay 25 tuổi, tên là Sinh, đã có 1 đứa con. Anh ta không đi chung xe với tôi mà lấy một chiếc Dream đi trước dẫn đường cho tôi. Sinh bảo không đi với tôi đến mai được, chỉ dẫn tôi đến Ngọa Vân rồi sẽ về luôn. Tức là tôi sẽ phải tự nhớ đường mà về chứ ko có ai dẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét