Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Một thoáng Bình Liêu mùa lúa chín phần 4

Tiếp tục đi dọc sông Tiên Yên


Đến gần 11h thì chúng tôi đã có mặt ở thị trấn Bình Liêu. Thị trấn khá bề thế, hạ tầng tốt và tấp nập người qua lại.


Thấy còn sớm, tôi với tricoi lại tiếp tục phóng thẳng ra cửa khẩu Hoành Mô xem có gì hay không.

Qua cầu Pắc Hoóc.


Lúa chín hai bên đường ra cửa khẩu.


Đã ra sát vành đai biên giới, ở đây có một ngã ba, rẽ tay phải là đi Đồng Văn, đường tuần tra biên giới đi tới Móng Cái.


Đi từ Bình Liêu khoảng 17km thì tới cửa khẩu Hoành Mô, khá nhộn nhịp với nhiều nhà nghỉ, quán ăn, hàng hóa ra vào.


Hai anh em ngắm nghía cửa khẩu Hoành Mô một lúc rồi lại quay trở về thị trấn Bình Liêu kiếm một cái nhà nghỉ và tìm chỗ ăn trưa.

Gặp một bác chở cả một đàn lợn con trông rất ngộ.


Trung tâm thị trấn Bình Liêu.


Ở ngay cửa khẩu Hoành Mô và thị trấn Bình Liêu có khá nhiều nhả nghỉ, để tiện đi lại, tôi chọn một nhà nghỉ có cái tên rất hay "Thiện Nguyên" nằm ngay gần chợ Bình Liêu, phòng ốc sạch sẽ, giá rẻ.


Mặt tiền.


Bên trong phòng treo một tấm ảnh poster rất sexy.


Cất đồ đạc xong xuôi, giờ đi tìm có quán ăn nào đó để đánh chén thôi.

Loanh quanh cả thị trấn một lúc tôi mới tìm thấy duy nhất có một quán ăn có vẻ rộng rãi sạch sẽ nhưng có vẻ từ sáng tới giờ chưa có khách. Hai thằng nhẩy đại vào xem thế nào.


Cả nhà chủ quán đang ăn trưa.


Làm hai chai bia uống cho đỡ khát đã.


Trong lúc chờ đợi, hai thằng tranh thủ ra ngoài chụp ảnh tự sướng.


Quán ăn nằm ở đúng Km số 33, QL18C


Thực đơn gồm có gà luộc, cải mán luộc và cơm gạo nương.


Cả ba món này đều rất ngon, gà thì thịt rất chắc và ngọt, da ròn tan, thơm. Cải mán thì rất ngọt và đặc biệt là cơm gạo nương, nó gần giống cơm nếp nhưng lại không ngán như cơm nếp, rất dẻo và ngọt, ấn tượng.

Ăn uống nghỉ ngơi xong, chúng tôi hỏi thăm đường để đi lên thác Khe Vằn, một thắng cảnh của Bình Liêu. Mấy bác người địa phương bảo chúng tôi: "Đường vào đó xấu lắm" không nhanh thì tối mịt mới ra được.

Hóa ra, đường đi thác Khe Vằn nằm ngay ngã ba chỗ nhà nghỉ chúng tôi ở.


Đi qua một dãy phố cổ của thị trấn Bình Liêu.


Rồi đi ngược lên núi.


Ruộng bậc thang đẹp thẫn thờ bên thượng nguồn sông Tiên Yên


Đến đây, sông Tiên Yên thu mình lại như một dòng suối nhỏ, nước trong vắt, lổn nhổn sỏi đá.


Đường mỗi lúc một lên cao.


Sông Tiên Yên thu lại nằm sâu bên dưới.


Đi chừng hơn chục cây số quanh co thì chúng tôi tới lối rẽ vào Khe Vằn.


Và bắt đầu đi vào con đường off road bé tý tẹo.


Lội qua một con suối.


Lòng suối toàn những đá là đá.


Một chị người Sán Chỉ đang phơi cải trên những tảng đá.


Mỗi tảng đá đều được tận dụng.


Đường vào thác Khe Vằn ngập trong ánh vàng của lúa chín. Xa xa kia có một chị người Sán Chỉ đang gặt lúa. Ngay trong lúc sinh hoạt và lao động, người Sán Chỉ vẫn mặc bộ trang phục dân tộc truyền thống của mình.


Phấn khởi gánh một gánh lúa trĩu hạt trên vai.


Phụ nữ Sán Chỉ ở Bình Liêu mặc áo màu xanh khá đặc trưng. Họ cũng vấn khăn giống người Tày và người Kinh, rẽ ngôi giữa.

Thác Khe Vằn nằm ở sâu trong bản Khe Vằn, xã Húc Động, huyện Bình Liêu.

Con đường gồ ghề vào bản là thử thách thú vị cho những tay lái off road.


Một cô bé bế đứa nhỏ rất kháu khỉnh và bụ bẫm cười nghiêng ngả khi chúng tôi đi qua.


Con đường mỗi lúc một nhỏ hơn, không cẩn thận là lao xuống ruộng như chơi.


Lại lao qua một con suối toán đá rất trơn, tricoi phải nhẩy xuống để tôi phi xe qua.


Rồi men theo sườn núi vào sâu bên trong.


Toàn một màu lúa vàng rực trong nắng chiều.


Đi thêm một lúc nữa thì thác Khe Vằn đã ở trước mặt. Tôi sẽ lao xe ra tảng đá ở giữa thác và dừng chân ở đây.


2 nhận xét:

  1. Blog nầy thú vị quá. Thank you. T.H(USA)

    Trả lờiXóa
  2. "Đất nước mình đâu cũng đẹp như tranh"
    Đẹp đến thẫn thờ, mê mẩn. Mấy anh này thật là hạnh phúc.

    Trả lờiXóa