Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Sơn La - những nẻo đường biên ải - P5

Con đường đất tương đối rộng bò ngoằn ngoèo men thao những sườn đồi.



Một bản nhỏ với mươi nóc nhà nằm rải rác dưới thung lũng.



Phía xa kia là một vạt rừng còn sót lại với những cây hoa ban trắng và một loài cây gì đó đang nở hoa vàng, đỏ rất vui mắt.



Một ngôi nhà trơ trọi.



Con đường đất quanh co bất tận. Cảm giác được lang thang ở một chốn xa lạ, không biết cái gì sẽ đến ở phía trước vừa hồi hộp, vừa phiêu linh.



Bản làng như được dựn lên ở đáy một dòng sông cạn, chẳng hiểu vào mùa mưa, ở đây có bị lũ không?



Con đường quá cheo leo nhưng thật đẹp và nên thơ, chẳng lạnh lùng khô cứng như những con đường nhựa.



Phía bên dưới con đường.



Trống trải..



Nghỉ chân..



Mới xa Tây Bắc sao mà nhớ
Dốc đèo heo hút, khói mù sương
Nhà ai cài gắn vào trong núi
Núi lẫn vào mây, mây phủ hoa...



Tiếp tục lên đường.



Đúng là nhà cài vào núi thật.



Giá mà được ở trong ngôi nhà kia đôi ngày.



Rải rác những ngôi nhà không rõ của dân tộc nào.



Bản đây rồi.



Nhìn bà chị này thì chắc không phải người Thái.

Nếu tôi không nhầm thì đây là một bản của người Xinh Mun, một dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở Sơn La, đặc biệt là xã Chiềng On này.

Người Xinh Mun hay còn gọi là người Puộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me. Họ sống sát với người Thái nên bị ảnh hưởng nhiều về ăn mặc và tập quán sinh hoạt của người Thái.

Người Xinh Mun có tục ở rể. Trước đây con trai phải ở rể khoảng 8-12 năm hoặc ở rể suốt đời nếu bên vợ không có con trai. Trong lễ cưới đi ở rể, cô dâu, chú rể phải đổi tên của mình lấy một tên mới chung cho cả hai người. Tên chung này do bố mẹ vợ, ông cậu đặt cho, đôi khi lại phải bói xin âm dương để tìm tên chung. Cô dâu búi tóc ngược lên đỉnh đầu biểu hiện là người con gái đã có chồng. Ngay trong hôm cưới đi ở rể, đôi vợ chồng mới cưới trở về nhà trai 2, 3 ngày rồi mới sang ở hẳn nhà gái cho đến hết thời gian ở rể. Lễ cưới đưa dâu về nhà trai tổ chức sau khi hết thời gian ở rể, lúc đó đôi vợ chồng đã có một hoặc vài con. Lễ lại mặt tổ chức sau đó vài ngày, hay một năm.

Phụ nữ Xinh Mun có mang vẫn đi nương, đi rừng cho đến tận ngày sinh. Sản phụ đẻ ngồi cạnh bếp nấu cơm, ngay trong nhà. Mẹ chồng, chồng hay một bà già láng giềng đỡ đẻ. Cắt rốn bằng cách: kéo rốn dài đến mắt cá chân đứa trẻ rồi buộc nút lại, từ đó lại kéo dài tiếp một đoạn như thế nữa rồi mới cắt. Nhau đẻ đựng trong ống tre, treo lên cây cao nơi có ít người qua lại. Trẻ gần một tuổi mới mời thầy cúng về, làm lễ đặt tên.

Người Xinh Mun có tập quán ai dựng nhà thì cả bản đến giúp nên nhà chỉ làm vài ngày là xong. Họ thường làm nhà vào dịp sau vụ gặt và chọn đất dựng nhà bằng cách bói xem đất dựng nhà bằng bói xem đất có hợp với các thành viên trong nhà không. Ngày nước (các ngày 2, 6, 8, 9 trong tháng) thích hợp với việc làm nhà. Kiêng ngày hoả tức các ngày 1 và 7. Ông cậu là người dựng cột chính, trên treo nhiều vật tượng trưng cho sự phồng thực, đầy đủ của gia đình như bông lúa, con dao, cái thớt, các vật biểu tượng âm, dương vật. Ông cậu cũng là người đốt ngọn lửa đầu tiên trên bếp nấu cơm của căn nhà mới. Ngọn lửa ấy được giữ không tắt trong suốt đêm đầu tiên.

Người Xinh Mun có tục bắn súng khi nhà có người qua đời. Tiếng súng trong nhà báo hiệu có người chết, cùng lúc đó người con trai ném ông đầu rau vào nơi thờ cúng tổ tiên bày tỏ một sự giận giữ truyền thống. Mọi điều kiêng kỵ hàng ngày của gia đình cũng như của người con rể nay được huỷ bỏ, người ta nấu cơm trên bếp sưởi, đặt tai ninh theo chiều ngang nhà, con rể lo mọi việc cơm nước. Không dùng quan tài gỗ mà chỉ bó cót. Chọn đất đào huyệt bằng cách ném trứng trên khu vực định sẵn, trứng vỡ ở đâu thì huyệt được đặt ở đó. Nhà mồ được làm cẩn thận, có đủ thứ cần thiết tượng trưng cho người chết. Người Xinh Mun không có tục cải táng và tảo mộ.

Người Xinh Mun thờ cúng tổ tiên hai đời, bố mẹ và ông bà. Biểu trưng cho nơi thờ tổ tiên là một chiếc xương hàm lợn, ít trầu đựng trên nắp giỏ cơm, ống tre đựng nước. Cúng vào các dịp cơm mới, đám cưới, nhà mới. Việc thờ cúng tổ tiên, tuỳ nơi, có thể chỉ do anh cả, cũng có thể do các anh em trai cùng đảm nhiệm. Bố mẹ vợ được thờ riêng ở một chiếc lán nhỏ, bên cạnh nhà, cơm nước cúng được nấu ở ngoài nhà. Lễ cúng bản hàng năm rất được coi trọng.

Một cậu bé đang tò mò quan sát chúng tôi.



Một cậu khác thì đang lê la đùa nhau dưới cỏ.



Hai anh em?



Tiếp tục khám phá nào.



Qua một điểm trường cấp 1 rất khang trang.



Bù nhìn..



Người Xinh Mun có thể nhận ra ở cách vấn khăn trên đầu người phụ nữ.



Đường tới bản



Lặn lội..



Xuân tàn..



Đi một đoạn nữa thì chúng tôi thấy có một cái chốt kiểm soát, một cái lều và thanh chắn bằng tre.



Đoán đây có lẽ là một trạm kiểm soát của bộ đội biên phòng nhưng sao không thấy ai gác cả, chúng tôi lặng lẽ đi qua, bụng nơm nớp chỉ sợ bị tóm.

Qua trạm kiểm soát thì thấy ngay biển báo vành đai biên giới, tức là đường biên chỉ cách đây khoảng trăm mét gì đó thôi.



Đến đoạn này thì tôi vừa đi vừa lo ngay ngáy vì chỗ này hoang vắng quá, trời cũng đã về chiều muộn, nếu mà bị biên phòng tóm ở đây thì cũng rất phiền phức chứ chẳng đùa.



Đây đó rải rác những ngôi nhà của người Xinh Mun lẩn khuẩn bên sườn đồi đầy bí ẩn.



Một vạt cải dầu đương trổ hoa vàng ươm.



Những ngôi nhà và con đường vắng tanh không một bóng người, vừa đi tôi vừa có cảm giác là họ đang ẩn nấp đâu đó trong những vạt rừng trên đỉnh núi để theo dõi chúng tôi.

2 nhận xét: