Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Sơn La - những nẻo đường biên ải - P2

Tà Làng Thấp vốn là tên một bản nhỏ thuộc xã Tú Nang, huyện Yên Châu nằm ngay sát QL6 cách thị trấn Mộc Châu khoảng 25km, là điểm đầu của tỉnh lộ 103.



Rừng Tà Làng cơ bản đã được chặt phá gần xong.



Tỉnh lộ 103 nối với tỉnh lộ 104 từ Tà Làng Thấp đi Cò Nòi 56km.



Con đường đã xuống cấp.



Qua xã Lóng Phiêng



Đi một đoạn nữa thì cũng đã gần trưa, thấy có một cây to rất đẹp và mát ở bên đường, chúng tôi dừng xe nghỉ chân, lôi lương khô và nước ra ăn trưa.



Từ đây cũng là bắt đầu đi vào khu vực biên giới.



Với riêng tôi, cảm giác mỗi khi được đặt chân tới những vùng đất biên cương của tổ quốc thật là thích thú, xen lẫn với một chút tự hào, một chút hồi hộp và luôn gợi nhớ lại những sự kiện lịch sử gắn liền với nơi đó.



Biết bao nhiêu xương máu của các thế hệ trước đã đổ xuống mảnh đất này..



Tranh thủ pose vài kiểu ảnh.



Chút tinh nghịch.



Rồi tiếp tục lên đường.



Thời gian này đang mùa cải dầu, đây đó đã bắt đầu thu hoạch.

Một nhóm người đang tuốt hạt cải dầu, bụi bay mù mịt.



Một cửa hàng cầm đồ rất to.



Chuẩn bị đến một khúc rẽ, có một con đường mòn dốc thẳng lên núi.



Đường đi ra Nà Cài quanh co và nhiều ngã rẽ nên chúng tôi cứ phải hỏi đường liên tục kẻo lạc.

Qua cây cầu nhỏ này thì rẽ phải.



Đường khá tốt



Chẳng còn rừng mấy nữa.



Một bản Thái nhỏ ngay ngã ba đường với những ngôi nhà sàn giống hệt nhau.



Lại tới một ngã ba, tới đây thì chúng tôi rẽ trái để đi ra sát biên giới.



Chuyến đi này, chúng tôi thật may mắn vì đương mùa hoa ban, hoa nở trắng cả núi rừng.



Chạy được 45 phút thì chúng tôi đến xã Phiêng Khoài.



Đi qua một đồi chè, khá hiếm ở vùng này.



Hai bên đường bạt ngàn là đào, nếu đi vào dịp trước tết, hoa đào nở rỗ chắc hẳn sẽ rất đẹp đây.



Càng tới gần biên giới thì nhà cửa lại càng thưa thớt dần.



Đi mãi chẳng thấy một bóng người.



Tới lối rẽ đi bản Lao Khô, một di tích lịch sử khá nổi tiếng nơi đây gắn liền với tình hữu nghị hai nước Việt - Lào.



Bản Lao Khô nằm cách trung tâm xã Phiêng Khoài khoảng 13km, bản xưa kia có tên gốc là bản Phiêng Sa. Cụ Tráng Lao Khô, người dân tộc Mông , quê ở xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu. Khoảng đầu năm 1930, gia đình cụ chuyển từ Vân Hồ về Phiêng Sa sinh sống. Ban đầu chỉ có bốn gia đình nên sau này người ta quen gọi là bản của cụ Lao Khô, từ đấy cái tên ấy được gắn làm tên bản cho đến bây giờ. Thời đó, nơi đây hoang vắng, chỉ có đường mòn, ít người qua lại. Đầu năm 1948, Ban xung phong Lào Bắc, gồm 14 người đến bản Lao Khô hoạt động. Ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm Trưởng ban, được bố trí đến ở nhà cụ Tráng Lao Khô. Ông đã được gia đình cụ Tráng Lao Khô giúp đỡ, cưu mang, nhận làm con nuôi. Theo phong tục của người Mông, gia đình cụ Tráng Lao Khô và ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm lễ cắt máu ăn thề. Lễ cắt máu ăn thề này được xem như "bản cam kết" giữa các thành viên trong gia đình, từ nay nguyện thề sống chết có nhau, giúp đỡ lẫn nhau, coi nhau như ruột thịt. Từ đó, cụ Tráng Lao Khô tích cực vận động bà con trong bản tạo điều kiện giúp ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Ban xung phong Lào Bắc hoạt động. Để giữ bí mật, có thời gian ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản chuyển ra sinh hoạt ở hang Thẩm Mế, cụ Tráng Lao Khô thường xuyên mang lương thực, thực phẩm, dầu, muối tiếp tế. Lính Pháp đi tuần ở đâu đều được cụ mật báo, cho nên căn cứ của Ban xung phong Lào Bắc bao giờ cũng giữ được an toàn.

Đây cũng là nơi ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản chủ trì thành lập Quân bản It-xa-la, tiền thân của quân đội nhân dân Lào. Ngày nay, Lao Khô đã được xây dựng thành khu di tích của tình hữu nghị Việt Nam – Lào.

Cụ Tráng Lao Khô (người ngồi bên phải)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét