Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Đón gió lạnh đầu mùa ở Sì Lờ Lầu phần 9

Tôi vào đồn biên phòng, gặp cậu trực ban rồi xuất trình giấy giới thiệu, chứng mình thư. Cậu ta cầm rồi chạy biến đi báo cáo đồn trưởng. Một lúc sau thì anh đồn trưởng gọi tôi lên hỏi han rồi nhiệt tình chỉ đạo anh em chiến sỹ bố trí chỗ ngủ và phân công người đưa chúng tôi đi chơi.

Anh Toàn đồn trưởng đồn biên phòng Sì Lờ Lầu, anh đã từng là đồn trưởng đồn biên phòng Dào San 10 năm trước khi lên phụ trách đồn Sì Lờ Lầu.


Công sự trong đồn Sì Lờ Lầu.


Anh Toàn đồn trưởng rất thích cây cảnh và hoa, khắp trước cửa nhà chỉ huy hoa nở rực rỡ rất đẹp.

Một nhành phong lan.


Một anh sỹ quan biên phòng dẫn chúng tôi xuống chợ Sì Lờ Lầu chơi.


Đường vào trung tâm xã Sì Lờ Lầu.


Đường đang làm.


Chợ Sì Lờ Lầu, chợ vừa họp buổi sáng, giờ đã tàn chợ. Chợ sì Lờ lầu cũng là chợ họp lùi, tức là 8 ngày họp một lần, tuần này chợ họp vào thứ 7, tuần sau sẽ họp vào ngày chủ nhật.


Nếu đến Sì Lờ Lầu sớm hơn thì chúng tôi đã được dự phiên chợ, tuy nhiên, vẫn còn người mua bán.


Tonny Trí tranh thủ vào kiếm sạc điện thoại, bộ sạc của hắn đều đã để trong chiếc ba lô máy ảnh xấu số.


Hàng tạp hóa.


Chợ ở đây chủ yếu bán hàng của Trung Quốc. Tiền trao đổi cũng toàn dùng Nhân dân tệ, tiền đồng Việt Nam hầu như không được dùng mấy.


Củ cải muối.


Bánh snack.


Tonny Trí cười sung sướng khi tìm được món đồ vừa ý cho hắn, toàn bộ quần áo của hắn cũng theo cái ba lô máy ảnh ra đi.


Bỗng gặp một con lợn sề khổng lồ, to gần bằng cái xe máy.


Đang lang thang thì gặp một gia đình người Dao đỏ gồm bà mẹ, con trai và con dâu đang ngồi chơi.


Sì Lờ Lầu này hình như chỉ có người Dao đỏ sinh sống.

Mẹ chồng và con dâu.


Bà mẹ (phim 35mm).


Cô gái trẻ.


Người Dao đỏ ở đây, phụ nữ họ thường cạo sạch tóc, lông mày..., có lẽ theo quản điểm của họ, lông tóc là thứ xấu xí, cần được loại bỏ. Phụ nữ Dao rất chuộng trang sực bằng bạc, nó thể hiện sự sung túc của gia đình họ và là tài sản của cả gia đình, truyền từ đời này sang đời khác.

Trang sức bạc gắn trên áo.


Hoa tai bạc.


Chiếc mũ bằng bạc.


Vòng tay bằng bạc. (rất bất ngờ thấy bà ấy đeo quả đồng hồ thủy quân lục chiến mặt lửa, mốt của dân Hà Nội những năm cuối thập kỷ 80).


Người Dao đỏ ở đây có vẻ rất giống với người Mán sơn đầu, mỗi tội không thấy họ sơn đầu bằng sáp ong thôi. Bà nào cũng thấy bọc hai cái răng nanh bằng vàng.


Cô này trẻ hơn.


Bộ trang phục của họ được làm rất cầu kỳ, hoàn toàn thêu tay bằng thủ công.


Một bác đang ngồi thêu đồ, nghe nói một bộ trang phục này giá khoảng 1 triệu đồng.


Lang thang một lúc, chúng tôi vào một trạm biên phòng ở ngay mặt đường chơi một lúc rồi về đồn biên phòng ăn tối.


Tối hôm đó, anh Toàn chỉ đạo anh em chiến sỹ thịt gà và ngan đãi chúng tôi một trận hoành tráng, rượu lại chảy như suối trong không khí giao lưu đầm ấm.

Hôm đó chúng tôi uống cũng tương đối, tiệc tàn, trở về phòng ngủ ngon lành. Đến nửa đêm, tự dưng tôi tỉnh dậy rồi lại thao thức không ngủ lại được liền mò dậy đi ra ngoài đồn hít thở không khí. Bên ngoài trời khá lạnh, sương mù mờ ảo. Phía bên kia biên giới, người Trung Quốc đang kỷ niệm quốc khánh của họ, ánh đèn xanh đỏ lập lòe hắt sang như ma trơi, rờn rợn. Tôi bỗng nhớ lại câu chuyện của anh sỹ quan biên phòng kể với chúng tôi lúc chiều. 
Cách đây 32 năm, tháng 2 năm 1979, khi bọn Bành trướng đồng loạt tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, toàn bộ các chiến sỹ của đồn biên phòng Sì Lờ Lầu này đã hi sinh anh dũng, không còn một ai sống sót. Chính tại khu nhà chúng tôi đang ngủ này, vừa rồi khi tiến hành xây dựng cũng đã đào lên được rất nhiều hài cốt của các chiến sỹ ta và của cả quân Bành trướng đã bị các anh tiêu diệt.
Không hiểu lúc này, ở ngay đây, chỗ tôi đang đứng đang có bao nhiêu linh hồn của tử sỹ cả hai bên vẫn còn đang vất vưởng, luẩn khuất. Cầu mong họ sẽ được siêu thoát và chiến tranh sẽ không bao giờ còn nổ ra nữa.
Gió đêm thổi ào ào khiến tôi bỗng rùng mình ớn lạnh, đi vào ngủ tiếp thôi.

1 nhận xét: