Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Một vòng đồng bằng Bắc Bộ phần 5

Lối mòn trên cỏ


Đi qua một đồng cói ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng


 Gặp mấy bác nông dân đang thu hoạch cói.


Phải lội xuống nước ngập ngang thắt lưng nhổ cói lên rồi lôi vào bờ.


Nụ cười thật dễ thương


Đồng cói cứ trải dài theo triền đê.


Đến một bến đò, qua đò là sang Thái Thụy, Thái Bình


Đò được kéo bằng một sợi dây cáp nên người lái đò rất nhàn nhã.


Một dải đê xanh mướt Thái Thụy, Thái Bình.


Trời mới mưa xong, đường khá lầy và trơn.


Thằng bạn già run tay ngã cái oạch.


Quay lại xúm vào nhấc xe thế là bẩn hết cả dép.


Bên này cũng có đồng cói xanh mướt, hoang sơ như thuở hồng hoang.


Lâu lâu mới có vài ngôi nhà chìm trong dây hoa bìm bìm như trong truyện cổ tích.


Chúng tôi đã đi ra sát cửa Thái Bình nhưng không vào tiếp cận được vì phải lội đầm hơn cây số mới tới được cửa biển.


Đã bắt đầu đi vào đoạn đê biển Thái Bình

 
Những dấu hiệu bắt đầu của rừng ngập mặn


Đi thêm một đoạn thì phía bên trái bạt ngàn là đầm nuôi trồng hải sản


Tôi cho xe lao vào một khu đầm để khám phá xem sao.

Qua một cây cầu bê tông nhỏ xíu.


Đường cũng nhỏ


Một hàng dừa xinh xinh


Rừng ngập mặn


Rừng ngập mặn Thái bình là loại rừng hỗn giao, phía trên là cây bần, phía dưới là sú vẹt, khác với VQG Xuân thủy chỉ có sú vẹt.


Hoang sơ và tĩnh mịch đến tuyệt đối


Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đi đến kịch đường, cuối con đường bé tý này có một cái lá canh đầm giống như nhà của bác Trần Khánh ở Xuân Thủy.


Vượt qua một cái cống sâu hoắm.


Theo như lời người dân ở đây thì phải lội trong rừng cỡ 3km nữa thì mới ra tới biển.


Hoang sơ và thanh bình kinh khủng


Một bao đầy những con còng, để làm mắm hay nấu canh ngon tuyệt.


Trong lúc tôi tranh thủ đi ngắm cảnh thì thằng bạn già đi rửa mặt mũi chân tay.


Tiếc là bọn này không hợp với những thứ hoang dã, và thôn quê kiểu này, nếu không tôi đã ngủ lại ở cái lán đó để thưởng thức cái không khí tuyệt vời giữa rừng ngập mặn um tùm mênh mông.


Cuối năm 2008, UNESCO đã chính thức công nhận vùng đất ngập mặn ven biển của Thái Bình là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới.


Diện tích của rừng ngập mặn Thái Bình cũng tương đương với VQG Xuân Thủy là vào khoảng 7000 héc ta nhưng theo tôi đánh giá rừng ở đây có độ che phủ cao hơn ở Xuân Thủy, hệ sinh thái ở đây chắc chắn cũng phong phú hơn và có nhiều điều thú vị để khám phá hơn.



Sú vẹt vẫn còn đang ra hoa nhưng không thấy ai nuôi ong mật ở đây cả.


Bần mọc dày đặc trong rừng.


Cây bần còn gọi là cây thủy liễu, là loài cây đặc thù ở vùng đất bồi lắng phù sa. Cây có rễ phụ mọc nhô lên khỏi mặt bùn, thường mọc tự nhiên hoặc được trồng làm cây phòng hộ, giữ đất, chống sạt lở … ở ven cửa sông và ven biển.
Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt; còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn nổi tiếng, đặc sản của Nam bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần…

Rất tiếc là tôi không có cơ hội ở lại đây để đi sâu tìm hiểu vùng đất thú vị này, đành chỉ cưỡi ngựa xem hoa, để lần sau rủ một bạn nào đó yêu thích thiên nhiên về đây làm một chuyến du khảo vài ngày trong rừng ngập mặn.

Một cơn mưa rất to đang tiến tới từ phía biển, chúng tôi lại vội vàng lên xe chạy về thị trấn Diêm Điền tìm chỗ nghỉ ngơi.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét