Sông Đuống nối giữa sông Hồng và sông Thái Bình, dài khoảng 70km, bắt đầu từ ngã ba Dâu chính là cái chỗ mom sông chúng tôi vừa đứng đó. Bên này sông là Gia Lâm, bên kia sông là Đông Anh, Hà Nội.
Qua cây cầu sắt cũ kỹ này là sang đến địa phận của tỉnh Bắc Ninh.
Qua cây cầu sắt cũ kỹ này là sang đến địa phận của tỉnh Bắc Ninh.
Phía trước có một cái cẩu giàn đã đứng đây hàng chục năm rồi.
Nhìn cái của nợ này lại ngứa nghề, trông rỉ hoen rỉ hoét thế này chứ để thiết kế ra nó có lẽ là làm được cả một luận văn cao học chứ chẳng đùa.
Cái đất Bắc Ninh này có lẽ là nơi địa linh nhân kiệt số 1 của Việt Nam. Vốn nổi danh với tên gọi thành Luy Lâu, là nơi phát tích của Phật Giáo Việt Nam, cũng là nơi phát tích của nhà Lý. Bắc Ninh cũng nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng, đồ gỗ Đồng Kỵ, sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan và thậm chí là đồng nát Văn Môn cũng rất có tiếng tăm.
Về văn hóa thì Bắc Ninh có thể nói là nơi có bản sắc vô cùng đậm đặc với hàng trăm lễ hội trong cả năm với những lễ hội tiêu biểu thu hút rất nhiều khách thập phương như Hội Bà Chúa Kho, Hội Phù Đồng, Hội Đền Đô, Hội Lim, Hội Đồng Kỵ, Hội Chùa Dâu...
Bắc Ninh cũng là nơi có nhiều Trạng Nguyên nhất việt Nam, 15 trên tổng số 49 người.
Một đoạn đường đê, hai ông đi ngược chiều nhau, một ông vừa đi vừa chụp ảnh, một ông vừa đi vừa nhắn tin.
Về văn hóa thì Bắc Ninh có thể nói là nơi có bản sắc vô cùng đậm đặc với hàng trăm lễ hội trong cả năm với những lễ hội tiêu biểu thu hút rất nhiều khách thập phương như Hội Bà Chúa Kho, Hội Phù Đồng, Hội Đền Đô, Hội Lim, Hội Đồng Kỵ, Hội Chùa Dâu...
Bắc Ninh cũng là nơi có nhiều Trạng Nguyên nhất việt Nam, 15 trên tổng số 49 người.
Một đoạn đường đê, hai ông đi ngược chiều nhau, một ông vừa đi vừa chụp ảnh, một ông vừa đi vừa nhắn tin.
Bãi sông ven đê đang vào vụ màu.
Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là chùa Bút Tháp, một ngôi chùa theo đánh giá của tôi là to và đẹp nhất vùng Kinh Bắc này.
Đường vào chùa Bút Tháp.
Đường vào chùa Bút Tháp.
Trên đường có một cái hồ, ở giữa có hòn đảo như hình một con thuyền, tôi cũng chưa có điều kiện để tìm hiểu gốc tích của nó là như thế nào?
Không phải lần đầu tiên tôi đến chùa Bút Tháp nhưng lần nào cũng vậy, cứ bước vào cổng chùa là tôi lại bị choáng ngợp, choáng ngợp vì sự tinh tế đến sâu sắc của kiến trúc ngôi chùa, choáng ngợp vì kiến thức của mình quá hạn hẹp để hiểu hết những tư tưởng của tiền nhân gửi gắm trong từng bức tượng, từng hoa văn, từng sự sắp đặt bố trí của ngôi chùa.
Nói đơn giản như bức tượng nhỏ trước cổng vào đây, để hiểu được nó đã là cả một vấn đề, mất rất nhiều thời gian và công sức.
Nói đơn giản như bức tượng nhỏ trước cổng vào đây, để hiểu được nó đã là cả một vấn đề, mất rất nhiều thời gian và công sức.
Lúc đầu tôi cứ nghĩ là con nghê, nhưng nhìn kỹ lại thì có vẻ giống một con khỉ, chân trái giữ quả cầu thì đúng hơn. Tại sao lại là con khỉ? chân nó giữ quả cầu ý nghĩa là gì?...
Con đường lát gạch cổ dẫn tới cổng tam quan đặt gác chuông.
Con đường lát gạch cổ dẫn tới cổng tam quan đặt gác chuông.
Có một giả thuyết khá hay về chùa Bút Tháp này.
Người đưa Thiền Tông vào nước ta là hoà thượng Viên Văn, tổ dòng Lâm Tế đời thứ 34. Hoà thượng Viên Văn tên thật là Lý Thiên Tộ, pháp danh Hải Trừng, thường được gọi là Chuyết Công hay Chuyết Chuyết, sinh năm 1590 tại Phúc Kiến. Sau khi đắc pháp, năm 1630 Chuyết Công dẫn đệ tử đi thuyền về phương Nam truyền đạo. Ngài đã qua Cao Miên, Chiêm Thành nhưng không hợp ý các vua nơi đó, rồi ngài đến Thăng Long vào năm 1633, giảng Phật pháp ở chùa Khán Sơn
Giáo lý Thiền Tông ngay bấy giờ đã có ảnh hưởng lớn đến vương triều Lê Trịnh. Năm 1640 hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc xuất gia theo Chuyết Công. Sau đó công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái hoàng hậu Ngọc Trúc cũng xuất gia ở chùa Phật Tích theo Minh Hành. Năm 1640 chúa Trịnh ra sắc chỉ xây dựng lại chùa Ninh Phúc – tên cũ của chùa Bút Tháp – quy mô như ngày nay. Sư Chuyết Chuyết cùng các môn đệ sang đây tu hành và chỉ đạo xây chùa theo mô hình chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc.
Năm 1644 sư Chuyết Chuyết viên tịch, sư Minh Hành sang kế trụ trì và tiếp tục chỉ đạo xây chùa. Ngài cho xây tháp Báo Nghiêm thờ thầy, ngôi tháp hình chiếc bút khổng lồ nay thành biểu tượng của tỉnh Bắc Ninh văn hiến. Cư sĩ Âu Dương Vựng Đăng viết văn bia có đoạn: Tôi học Phật, lánh sang nước Nam, có dịp hội đàm với thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Khán Sơn ở Thăng Long. Lúc mới gặp tôi nghĩ ngài là người khùng. Lâu ngày tôi thấy ngài là người thông thái, rộng rãi, thanh tịnh. Ngài lại có tài ngôn luận, thích bỡn cợt vui vẻ. Ngài đức độ trung hậu, kính già yêu trẻ, coi thiện tử như bạn thân mà khinh thường tiền của...
Sau khi sư Chuyết Chuyết qua đời, sư Minh Hành nhận y bát trở thành tổ thứ 35 dòng Lâm Tế Thiền Tông. Trong văn bia ở chùa Bút Tháp, ngài tự viết rằng: Than ôi! Ta vốn là kẻ nghèo hèn ở đất Hu Giang, biết bao giờ gửi tinh chất vào toà sen thượng phẩm. Ngoảnh mặt vào tường, đứng trong tuyết lạnh, ấn tổ theo đó thêm sáng; lưng đeo đá nặng giã gạo đêm khuya. Y bát từ đây kế truyền. Một niệm Di Đà sáng soi thế giới ba ngàn đại thiên; luận bàn Phật điển phô bày nghĩa lý sáu đời lục tổ.
Như vậy chính sư Minh Hành đã khẳng định dòng Lâm Tế Đại Việt là một chi nhánh của Thiền Tông Trung Quốc mà trung tâm là Thiếu Lâm tự. Ngày 24.3.1659 sư Minh Hành qua đời, đệ tử Sa di Chân Kiến, tổ đời thứ 36, người Đông Ngàn, dựng tháp đá Tôn Đức chứa xá lợi thầy. Ngôi bảo tháp này được tu sửa đầu năm 2009 đã tìm thấy hai pho kinh Hoa Nghiêm bằng đồng nặng 20kg để ở trên đỉnh tháp. Tại chùa Trạch Lâm ở Thanh Hoá cũng có tháp mộ sư Minh Hành, bên trong có pho tượng ngài đúc bằng đồng. Hội chùa Bút Tháp chính là ngày giỗ sư tổ Minh Hành.
Người đưa Thiền Tông vào nước ta là hoà thượng Viên Văn, tổ dòng Lâm Tế đời thứ 34. Hoà thượng Viên Văn tên thật là Lý Thiên Tộ, pháp danh Hải Trừng, thường được gọi là Chuyết Công hay Chuyết Chuyết, sinh năm 1590 tại Phúc Kiến. Sau khi đắc pháp, năm 1630 Chuyết Công dẫn đệ tử đi thuyền về phương Nam truyền đạo. Ngài đã qua Cao Miên, Chiêm Thành nhưng không hợp ý các vua nơi đó, rồi ngài đến Thăng Long vào năm 1633, giảng Phật pháp ở chùa Khán Sơn
Giáo lý Thiền Tông ngay bấy giờ đã có ảnh hưởng lớn đến vương triều Lê Trịnh. Năm 1640 hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc xuất gia theo Chuyết Công. Sau đó công chúa Lê Thị Ngọc Duyên, con gái hoàng hậu Ngọc Trúc cũng xuất gia ở chùa Phật Tích theo Minh Hành. Năm 1640 chúa Trịnh ra sắc chỉ xây dựng lại chùa Ninh Phúc – tên cũ của chùa Bút Tháp – quy mô như ngày nay. Sư Chuyết Chuyết cùng các môn đệ sang đây tu hành và chỉ đạo xây chùa theo mô hình chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc.
Năm 1644 sư Chuyết Chuyết viên tịch, sư Minh Hành sang kế trụ trì và tiếp tục chỉ đạo xây chùa. Ngài cho xây tháp Báo Nghiêm thờ thầy, ngôi tháp hình chiếc bút khổng lồ nay thành biểu tượng của tỉnh Bắc Ninh văn hiến. Cư sĩ Âu Dương Vựng Đăng viết văn bia có đoạn: Tôi học Phật, lánh sang nước Nam, có dịp hội đàm với thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Khán Sơn ở Thăng Long. Lúc mới gặp tôi nghĩ ngài là người khùng. Lâu ngày tôi thấy ngài là người thông thái, rộng rãi, thanh tịnh. Ngài lại có tài ngôn luận, thích bỡn cợt vui vẻ. Ngài đức độ trung hậu, kính già yêu trẻ, coi thiện tử như bạn thân mà khinh thường tiền của...
Sau khi sư Chuyết Chuyết qua đời, sư Minh Hành nhận y bát trở thành tổ thứ 35 dòng Lâm Tế Thiền Tông. Trong văn bia ở chùa Bút Tháp, ngài tự viết rằng: Than ôi! Ta vốn là kẻ nghèo hèn ở đất Hu Giang, biết bao giờ gửi tinh chất vào toà sen thượng phẩm. Ngoảnh mặt vào tường, đứng trong tuyết lạnh, ấn tổ theo đó thêm sáng; lưng đeo đá nặng giã gạo đêm khuya. Y bát từ đây kế truyền. Một niệm Di Đà sáng soi thế giới ba ngàn đại thiên; luận bàn Phật điển phô bày nghĩa lý sáu đời lục tổ.
Như vậy chính sư Minh Hành đã khẳng định dòng Lâm Tế Đại Việt là một chi nhánh của Thiền Tông Trung Quốc mà trung tâm là Thiếu Lâm tự. Ngày 24.3.1659 sư Minh Hành qua đời, đệ tử Sa di Chân Kiến, tổ đời thứ 36, người Đông Ngàn, dựng tháp đá Tôn Đức chứa xá lợi thầy. Ngôi bảo tháp này được tu sửa đầu năm 2009 đã tìm thấy hai pho kinh Hoa Nghiêm bằng đồng nặng 20kg để ở trên đỉnh tháp. Tại chùa Trạch Lâm ở Thanh Hoá cũng có tháp mộ sư Minh Hành, bên trong có pho tượng ngài đúc bằng đồng. Hội chùa Bút Tháp chính là ngày giỗ sư tổ Minh Hành.
Cổng tam quan hai tầng, phía trên có đặt gác chuông. Kết cấu hoàn toàn bằng gỗ lim, lợp ngói âm dương.
Riêng cái cổng Tam Quan này thôi cũng đã có bao nhiêu đề tài nghiên cứu về nó nhưng thật tình cũng chưa chắc đã nắm được yếu lĩnh thật sự của nó là gì.
Có nhiều người lý giải về Tam Quan nhưng tôi thích cái lý giải của học giả Trần Trọng Kim trong tác phẩm Phật Lục. Theo học giả Trần Trọng Kim thì Tam quan nhưng viết thành Tam quán 三觀, vì chữ “Quán” 觀trong chữ Hán cũng đọc thành âm“Quan”. Từ Tam quán 三觀là một thuật ngữ Phật giáo mà theo cách lý giải của học giả Trần Trọng Kim thì Tam quán ứng với ba cửa chùa. Đấy là Trung quán ở giữa, còn Không và Giả quán ở hai bên. Về mặt triết học, theo Thiên thai tông, Tam quán chỉ Không quán, Giả quán và Trung quán. Không quán chính là quán các pháp Không vô tự thể; Giả quán là quán các pháp duyên sinh Giả tướng; Trung quán là quán các pháp phi Không cũng phi Giả, chính là cái lí thực tướng Trung đạo vừa Không vừa Giả. Người tu trì theo Tam quán có thể phá trừ hết Tam hoặc, chứng ngộ được Tam trí, thành tựu được Tam đức.
Cầu thang gỗ lên gác chuông, gác chuông được đỡ bằng những cột gỗ lim rất to.
Có nhiều người lý giải về Tam Quan nhưng tôi thích cái lý giải của học giả Trần Trọng Kim trong tác phẩm Phật Lục. Theo học giả Trần Trọng Kim thì Tam quan nhưng viết thành Tam quán 三觀, vì chữ “Quán” 觀trong chữ Hán cũng đọc thành âm“Quan”. Từ Tam quán 三觀là một thuật ngữ Phật giáo mà theo cách lý giải của học giả Trần Trọng Kim thì Tam quán ứng với ba cửa chùa. Đấy là Trung quán ở giữa, còn Không và Giả quán ở hai bên. Về mặt triết học, theo Thiên thai tông, Tam quán chỉ Không quán, Giả quán và Trung quán. Không quán chính là quán các pháp Không vô tự thể; Giả quán là quán các pháp duyên sinh Giả tướng; Trung quán là quán các pháp phi Không cũng phi Giả, chính là cái lí thực tướng Trung đạo vừa Không vừa Giả. Người tu trì theo Tam quán có thể phá trừ hết Tam hoặc, chứng ngộ được Tam trí, thành tựu được Tam đức.
Cầu thang gỗ lên gác chuông, gác chuông được đỡ bằng những cột gỗ lim rất to.
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
Con sãi ở chùa thì quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa
Sân chùa
Mặt ngoài
Họa tiết chân vách
Chân cột lim
Một tiết điệu rất đặc trưng
Mỗi đầu đao là một họa tiết dân gian cách điệu.
Nhà bia
Có hai cổng để vào trong chính điện, cổng bên phải là "vào từ bi", cổng bên trái là "ra hỉ xả", người vào vãn cảnh chùa sẽ đi vào cổng bên phải và đi ra cổng bên trái.
Hai bên là hai dãy hành lang
Tiền đường, nơi đặt tượng hai vị hộ pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác
Nhìn từ trong ra
Ngài Khuyến Thiện
Cửa vào chính điện, qua cửa phải nhấc chân, tuyệt đối không được dẫm chân lên ngưỡng cửa.
Giữa chính điện.
Trên cùng là ba pho tượng Tam Thế Phật bao gồm Quá Khứ (Phật A Di Đà), Hiện Tại (Thích Ca Mâu Ni), Vị Lai (Phật Di Lặc) sắp xếp từ trái qua phải.
Phía dưới là ba pho tượng Di Đà Tam Tôn bao gồm Bồ Tát Quan Thế Âm, Phật A Di Đà, Bồ Tát Đại Thế Chí.
Phía dưới cùng là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni ngồi giữa, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải
Tại chùa Bút Tháp có pho tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay có thể coi là mẫu mực nhất Việt Nam và luôn được dùng làm hình mẫu tiêu chuẩn.
Phật bà ngồi ở thế kiết già, chân xếp bằng thư thái trên tòa sen nổi bồng bềnh trên mặt biển. Đài sen là một bông hoa nở rạng rỡ, phần cao nhất là nhụy với những đường kẻ ngắn song hành, phía dưới là bốn tầng cánh hồng xen kẽ mãn khai.
Đỡ bông hoa là con quỷ Ô Ba Long Vương, một loại rồng đen ở biển Đông. Con quỷ chỉ ló đầu ra khỏi sóng, lấy đầu và hai tay đỡ lấy đài sen. Đỉnh đầu quỷ được vạt phẳng để đỡ yên hoa. Mặt quỷ mô phỏng mặt người song vẫn còn nhiều nét dữ tợn như mắt lồi, mày cau lại, mũi nhăn, cánh mũi to như mũi sư tử, má gồ, môi mỏng, tai đeo khuyên tròn, râu lù xù… Nó là đại diện của bóng tối, đã quy thuận Phật pháp, và hình ảnh nó đỡ tòa sen thể hiện đạo Phật đã giác ngộ cả loài quỷ dữ và thấm nhuần muôn nơi.
Pho tượng được chia thành nhiều tầng bậc. Mỗi tầng đều có ý nghĩa riêng, tương ứng với các cõi: từ tòa sen trở lên là vô sắc giới, nơi có các thiên thần; từ tòa sen trở xuống là sắc giới – chốn nhân gian con người; xuống nữa là dục giới chứa đựng những ham muốn, dục vọng của loài ma quỷ. Hình ảnh tòa sen nổi trên biển thể hiện sự phổ độ rộng khắp của Phật pháp. Biển rộng lớn song náo động. Từ đài sen trở lên mọi thứ đều sáng tươi, song từ đài sen trở xuống thì tăm tối. Con quỷ tuy hàng phục Phật pháp song vì nó là cội nguồn của cái ác nên để tránh nó trỗi dậy thì nó luôn bị tòa sen đè xuống.
Vì nhân gian là nơi thờ Phật, tôn vinh, bảo vệ Phật pháp nhiều nhất nên phần lớn bệ tượng được dành để miêu tả cõi nhân gian, ở bốn góc của bệ là bốn nam tử, tượng trưng cho chúng sinh lấy vai đỡ tượng, khuôn mặt hoan hỷ, kiên tâm. Tại đây cũng thấy nhiều hình ảnh thể hiện cuộc sống vui tươi, xinh đẹp như hoa cúc, rồng, lân, long mã… là biểu tượng của cái đẹp, phúc, lộc, thọ, phép lạ và kỳ tích.
Đáng chú ý nhất của pho tượng này là những cánh tay của Phật Bà.
Các bàn tay có các tư thế ngón tay khác nhau, mỗi tư thế gọi là một Thủ Ấn, mỗi Thủ Ấn thể hiện một pháp tu, một triết lý của Phật Pháp. Thủ Ấn này chính là Pháp Vô Ngôn của Thiền Tông, rất cao thâm mà không phải ai cũng đốn ngộ được.
Hai bên hành lang là tượng thập bát La Hán, mỗi bên có 9 vị.
Tượng Văn Thù Bồ Tát, biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng. Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Một pho tượng nữa cũng được coi là mẫu mực của chùa Bút Tháp là bức tượng Tuyết Sơn được đặt ở bên trái chính điện. Bức tượng này mô tả cảnh Phật Tổ lúc còn đang tu khổ hạnh trên dãy Hi Mã Lạp Sơn lúc chưa thành Phật, nơi có tuyết đóng quanh năm nên gọi là Tuyết Sơn.
Cái biển phía trước tượng viết sai thành "Tuyết Sương'. Bức tượng này được đặt ở đây mục đích là để cảnh tỉnh mọi người không nên tu theo phép tu khổ hạnh, không đạt được kết quả.
Có lẽ là nếu có thời gian, tôi sẽ lăn lê cả ngày ở đây để xem xét từng chi tiết của ngôi chùa.
Không thể không xúc động khi được nhìn ngắm những hình trạm khắc tài tình như thế này.
Hoành Phi
Chùa Bút Tháp là một trong số ít chùa phía Bắc có sử dụng vật liệu đá để xây và trang trí.
Cầu đá bên trên, hồ súng phía dưới.
Ngoài ra, ở chùa Bút Tháp còn có một bảo vật vô cùng đặc biệt, đó là tòa Cửu Phẩm Liên Hoa bằng gỗ có thể quay được xung quanh trục.
Cái tòa cửu Phẩm Liên Hoa này là một thứ khá bí ẩn, đến nay vẫn chưa có một lý giải nào thực sự đủ thuyết phục về ý nghĩa của nó.
Mới đây đã có một tác giả viết hẳn một cuốn sách về Cửu Phâm Liên Hoa nhưng tôi cũng chưa có điều kiện để đọc.
Cái tên chùa Bút Tháp có lẽ là xuất phát từ tháp Bảo Nghiêm của chùa.
Tháp Bảo Nghiêm này cũng là một tuyệt tác trong quần thể kiến trúc của chùa Bút Tháp. Tháp này là do sư Minh Hành xây để thờ sư Chuyết Chuyết năm 1644.
Tháp được làm hoàn toàn bằng đá với nhiều họa tiết trang trí giàu ý nghĩa mang đậm nét dân gian đồng bằng Bắc Bộ.
Theo quan điểm một số người, tháp Bảo Nghiêm cũng mang hình tượng của văn hóa Phồn Thực với tháp hình tròn được đặt trên đế móng hình vuông.
Loanh quanh một hồi trong chùa Bút Tháp, tôi thấy thằng bạn già của tôi có vẻ sốt ruột, có lẽ hắn thích phi cào cào giữa thiên nhiên trời đất hơn là xăm soi từng hòn đá, viên gạch trong chùa như tôi.
Thôi để khi khác sẽ quay lại chùa Bút Tháp tìm hiểu thêm, chúng tôi lại lên xe tiếp tục hành trình dọc sông Đuống, điểm tới tiếp theo sẽ là làng tranh Đông Hồ nổi tiếng.
Chân cột lim
Một tiết điệu rất đặc trưng
Mỗi đầu đao là một họa tiết dân gian cách điệu.
Nhà bia
Có hai cổng để vào trong chính điện, cổng bên phải là "vào từ bi", cổng bên trái là "ra hỉ xả", người vào vãn cảnh chùa sẽ đi vào cổng bên phải và đi ra cổng bên trái.
Hai bên là hai dãy hành lang
Tiền đường, nơi đặt tượng hai vị hộ pháp Khuyến Thiện, Trừng Ác
Nhìn từ trong ra
Ngài Khuyến Thiện
Cửa vào chính điện, qua cửa phải nhấc chân, tuyệt đối không được dẫm chân lên ngưỡng cửa.
Giữa chính điện.
Trên cùng là ba pho tượng Tam Thế Phật bao gồm Quá Khứ (Phật A Di Đà), Hiện Tại (Thích Ca Mâu Ni), Vị Lai (Phật Di Lặc) sắp xếp từ trái qua phải.
Phía dưới là ba pho tượng Di Đà Tam Tôn bao gồm Bồ Tát Quan Thế Âm, Phật A Di Đà, Bồ Tát Đại Thế Chí.
Phía dưới cùng là tượng Phật Thích Ca Mầu Ni ngồi giữa, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ở bên trái và tượng Bồ Tát Phổ Hiền ở bên phải
Tại chùa Bút Tháp có pho tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay có thể coi là mẫu mực nhất Việt Nam và luôn được dùng làm hình mẫu tiêu chuẩn.
Phật bà ngồi ở thế kiết già, chân xếp bằng thư thái trên tòa sen nổi bồng bềnh trên mặt biển. Đài sen là một bông hoa nở rạng rỡ, phần cao nhất là nhụy với những đường kẻ ngắn song hành, phía dưới là bốn tầng cánh hồng xen kẽ mãn khai.
Đỡ bông hoa là con quỷ Ô Ba Long Vương, một loại rồng đen ở biển Đông. Con quỷ chỉ ló đầu ra khỏi sóng, lấy đầu và hai tay đỡ lấy đài sen. Đỉnh đầu quỷ được vạt phẳng để đỡ yên hoa. Mặt quỷ mô phỏng mặt người song vẫn còn nhiều nét dữ tợn như mắt lồi, mày cau lại, mũi nhăn, cánh mũi to như mũi sư tử, má gồ, môi mỏng, tai đeo khuyên tròn, râu lù xù… Nó là đại diện của bóng tối, đã quy thuận Phật pháp, và hình ảnh nó đỡ tòa sen thể hiện đạo Phật đã giác ngộ cả loài quỷ dữ và thấm nhuần muôn nơi.
Pho tượng được chia thành nhiều tầng bậc. Mỗi tầng đều có ý nghĩa riêng, tương ứng với các cõi: từ tòa sen trở lên là vô sắc giới, nơi có các thiên thần; từ tòa sen trở xuống là sắc giới – chốn nhân gian con người; xuống nữa là dục giới chứa đựng những ham muốn, dục vọng của loài ma quỷ. Hình ảnh tòa sen nổi trên biển thể hiện sự phổ độ rộng khắp của Phật pháp. Biển rộng lớn song náo động. Từ đài sen trở lên mọi thứ đều sáng tươi, song từ đài sen trở xuống thì tăm tối. Con quỷ tuy hàng phục Phật pháp song vì nó là cội nguồn của cái ác nên để tránh nó trỗi dậy thì nó luôn bị tòa sen đè xuống.
Vì nhân gian là nơi thờ Phật, tôn vinh, bảo vệ Phật pháp nhiều nhất nên phần lớn bệ tượng được dành để miêu tả cõi nhân gian, ở bốn góc của bệ là bốn nam tử, tượng trưng cho chúng sinh lấy vai đỡ tượng, khuôn mặt hoan hỷ, kiên tâm. Tại đây cũng thấy nhiều hình ảnh thể hiện cuộc sống vui tươi, xinh đẹp như hoa cúc, rồng, lân, long mã… là biểu tượng của cái đẹp, phúc, lộc, thọ, phép lạ và kỳ tích.
Đáng chú ý nhất của pho tượng này là những cánh tay của Phật Bà.
Các bàn tay có các tư thế ngón tay khác nhau, mỗi tư thế gọi là một Thủ Ấn, mỗi Thủ Ấn thể hiện một pháp tu, một triết lý của Phật Pháp. Thủ Ấn này chính là Pháp Vô Ngôn của Thiền Tông, rất cao thâm mà không phải ai cũng đốn ngộ được.
Hai bên hành lang là tượng thập bát La Hán, mỗi bên có 9 vị.
Tượng Văn Thù Bồ Tát, biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi trắng. Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho "Bình đẳng tính trí" tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Một pho tượng nữa cũng được coi là mẫu mực của chùa Bút Tháp là bức tượng Tuyết Sơn được đặt ở bên trái chính điện. Bức tượng này mô tả cảnh Phật Tổ lúc còn đang tu khổ hạnh trên dãy Hi Mã Lạp Sơn lúc chưa thành Phật, nơi có tuyết đóng quanh năm nên gọi là Tuyết Sơn.
Cái biển phía trước tượng viết sai thành "Tuyết Sương'. Bức tượng này được đặt ở đây mục đích là để cảnh tỉnh mọi người không nên tu theo phép tu khổ hạnh, không đạt được kết quả.
Có lẽ là nếu có thời gian, tôi sẽ lăn lê cả ngày ở đây để xem xét từng chi tiết của ngôi chùa.
Không thể không xúc động khi được nhìn ngắm những hình trạm khắc tài tình như thế này.
Hoành Phi
Chùa Bút Tháp là một trong số ít chùa phía Bắc có sử dụng vật liệu đá để xây và trang trí.
Cầu đá bên trên, hồ súng phía dưới.
Ngoài ra, ở chùa Bút Tháp còn có một bảo vật vô cùng đặc biệt, đó là tòa Cửu Phẩm Liên Hoa bằng gỗ có thể quay được xung quanh trục.
Cái tòa cửu Phẩm Liên Hoa này là một thứ khá bí ẩn, đến nay vẫn chưa có một lý giải nào thực sự đủ thuyết phục về ý nghĩa của nó.
Mới đây đã có một tác giả viết hẳn một cuốn sách về Cửu Phâm Liên Hoa nhưng tôi cũng chưa có điều kiện để đọc.
Cái tên chùa Bút Tháp có lẽ là xuất phát từ tháp Bảo Nghiêm của chùa.
Tháp Bảo Nghiêm này cũng là một tuyệt tác trong quần thể kiến trúc của chùa Bút Tháp. Tháp này là do sư Minh Hành xây để thờ sư Chuyết Chuyết năm 1644.
Tháp được làm hoàn toàn bằng đá với nhiều họa tiết trang trí giàu ý nghĩa mang đậm nét dân gian đồng bằng Bắc Bộ.
Theo quan điểm một số người, tháp Bảo Nghiêm cũng mang hình tượng của văn hóa Phồn Thực với tháp hình tròn được đặt trên đế móng hình vuông.
Loanh quanh một hồi trong chùa Bút Tháp, tôi thấy thằng bạn già của tôi có vẻ sốt ruột, có lẽ hắn thích phi cào cào giữa thiên nhiên trời đất hơn là xăm soi từng hòn đá, viên gạch trong chùa như tôi.
Thôi để khi khác sẽ quay lại chùa Bút Tháp tìm hiểu thêm, chúng tôi lại lên xe tiếp tục hành trình dọc sông Đuống, điểm tới tiếp theo sẽ là làng tranh Đông Hồ nổi tiếng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét