Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Một vòng đồng bằng Bắc Bộ phần 4

Con đường đê sông Đuống có lúc chui vào trong ngõ.


Có những đoạn là đường đất


Có những đoạn là đường bê tông phẳng phiu


Đã đi gần hết địa phận tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi đi qua lăng mộ của tướng quân Cao Lỗ.


Tôi quyết định rẽ vào thăm đền thờ tướng quân Cao Lỗ.


Tướng quân Cao Lỗ, một con người đầy tài năng, thông minh, sáng tạo đã sáng chế ra Nỏ Liên Châu và giúp An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa và giữ vững đất nước trước quân Triệu Đà.
Mắc phải âm mưu thâm độc của Triệu Đà, An Dương Vương đã hắt hủi Cao Lỗ và gặp họa mất nước. Trước giờ phút nguy kịch, Cao Lỗ vẫn dốc sức chặn đánh quân Triệu Đà cho An Dương Vương chạy thoát, nhưng trước tình yêu mù quáng của Mỵ Châu với Trọng Thủy, mọi nỗ lực của ông trở nên vô vọng, ông bị thương nặng và chạy về tới bến Bình Than này thì mất. Người dân thương tiếc ông và lập đền thờ tại nơi đây, ngay trên bãi sông. 

Cổng đền hướng ra phía bờ sông.
  

Sân đền rất rộng, điện thờ chắc cũng mới được tu sửa lại nhìn rất khang trang.


Bên kia sông là nhà máy nhiệt điện Phả Lại.


Vài chân cột, bia đá cổ lăn lóc.


Dấu tích còn lại của đền cổ ngày xưa.


Rời đền thờ Cao Lỗ, chúng tôi đi tiếp tới một địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công oai hùng của thời Trần chống lại quân Nguyên Mông xâm lược, Bến Bình Than.


Năm 1282, chính tại nơi đây, vua Trần Nhân Tông đã mở hội nghị để bàn phương án kháng chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Trong hội nghị này, vua Trần Nhân Tông và Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đã quyết định trao quyền chỉ huy quân đội cho Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân.

Cũng chính tại nơi đây, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản vì còn quá trẻ không được mời dự đã bóp nát quả cam đang cầm trong tay rồi về tập trung hơn một nghìn gia nô và thuộc hạ, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền tham gia cuộc kháng chiến với ngọn cờ sáu chữ bất hủ" Phá cường địch, báo hoàng ân".

Bến Bình Than này có thể nói là một nơi đã chứng kiến những thời khắc lịch sử oai hùng nhất của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm phương Bắc từ xưa tới nay.

Bến Bình Than nằm ngay canh cửa Đại Than cũng chính là điểm cuối cùng của con sông Đuống. Đây là một ngã ba sông nơi sông Đuống chia thành hai nhánh, sông Thái Bình và sông Kinh Thầy. Đây cũng là điểm cuối của tỉnh Bắc Ninh, nếu đi tiếp xuôi sông Thái Bình là tới huyện Nam Sách, còn nếu đi xuôi sông Kinh Thầy thì tới huyện Chí Linh, Hải Dương.

Toàn cảnh cửa Đại Than, đầu nguồn của sông Thái Bình.


Đi qua cửa Đại Than, chúng tôi đi sang địa phận huyện Nam Sách, Hải Dương.

Đoạn đê qua xã Thượng Kênh


Đường bê tông thẳng tắp, hai bên đầy cỏ may.


Chúng tôi rẽ vào thành phố Hải Dương ăn trưa rồi tiếp tục lên đường, men theo triền đê đầu cầu Phú Lương thẳng tiến tới Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Một đoạn đê hữu sông Thái Bình trên địa phận Hải Dương


  Cơ giới hóa nông nghiệp


 Qua cầu Xe là hết địa phận tỉnh Hải Dương, cầu Xe này được xây dựng từ đầu những năm 60, giờ đã được thay thế bằng cầu Vũ Cao to lớn, hiện đại.


Đến đây thì hoàn toàn là đường offroad, cực kỳ hoang sơ, không một bóng người


Ba con cào cào thỏa sức vùng vẫy


Lâu lắm mới được thấy cảnh đánh dậm như thế này.


Toàn là phụ nữ, chắc họ đi kiếm bữa tối về cho cả nhà.


Một đoạn đường bê tông chạy dài tít tắp, vắng tanh


Vùng giáp ranh giữa Vĩnh Bảo, Hải Phòng và Thái Thụy, Thái Bình


Tại một đầm nuôi tôm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét