Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ - Bến Thân phần 5

Chúng tôi đi tiếp đến một khu vực khá bằng phẳng, những nương của người Dao san sát, giờ đang bỏ không, chỉ có vài con trâu đang gặm cỏ.


Mỗi nương lớn thường có 1 cái nhà sàn để canh nương, là chỗ ăn nghỉ cho người dân khi canh tác, kho thóc.


Một ngôi nhà sàn trên nương, đây như là một ngôi nhà thứ 2 của gia đình người Dao, họ có thể lên đây ở cả tháng để làm việc, trông coi hoa màu,thóc lúa.


Bạn người Dao này ở đây canh nương 1 mình


Bếp lửa là một phần rất quan trọng, họ để lửa cháy ngay cả khi không đun nấu gì.


Một nhà sàn canh nương khác, có cả một gia đình đang ở trong đó.




Trẻ em cũng lên nương theo bố mẹ.



Rời khỏi khu nhà sàn, chúng tôi lại tiệp tục đi sâu vào trong thung lũng.
Ngắm cây cổ thụ trên núi đá vôi.


Một cây cổ thụ thẳng tắp vươn lên giữa trời xanh


Một mái đá, nơi trú ẩn lý tưởng của người tiền sử xa xưa


 Theo người dân kể, tảng đá khổng lồ này vừa lăn xuống từ đỉnh núi


Một con suối đang gần cạn nước.


Chỉ có 1 dòng nước nhỏ chảy len lỏi qua các kẽ đá.


Nhìn dòng suối thế này nhưng mà có rất nhiều vắt đấy.


Đang đi trên đường, cậu bé người Dao bỗng ra hiệu cho tôi dừng lại. Cậu ta nhìn chăm chú vào một bụi cây rồi thụp xuống thò tay vào lôi ra một cái đuôi con rắn to đùng.


Con rắn vừa dài vừa to khiến cậu bé khá vất vả. Người dẫn đường của tôi liền ra giúp sức lôi con rắn ra khỏi bụi cây.


Con rắn quay phắt đầu lại nhìn tôi trừng trừng


Nó oằn mình lại như chuẩn bị tấn công tôi.



Người dẫn đường hỏi tôi có bắt về làm thịt không, tôi bảo thôi của tự nhiên bắt làm gì, thả nó ra thôi. Anh ta tuy hơi tiếc rẻ nhưng rồi cũng vui vẻ thả con rắn ra, nó nhanh chóng trườn vào bụi cây mất hút.



Nghe mọi người kể lại là khu vực này, ngày xưa có rất nhiều trăn to, nuốt chửng được cả con bê, giờ đây thì không thấy xuất hiện nữa, nhưng rắn độc thì rất nhiều, trâu bò bị rắn cắn chết thường xuyên. Tuy nhiên bà con người Dao ở đây đều có thuốc gia tryền đặc trị rắn cắn nên cũng ít người chết vì rắn độc cắn.

Chia tay với con rắn, chúng tôi tiếp tục đi tới một vạt rừng có vẻ như vừa bị đốn hạ, những gốc cây trơ ra vẫn còn tươi nguyên.


Những thân cây mới bị đốn nằm rải rác khắp nơi. chỗ này sắp sửa lại thành một nương ngô mới cho những cư dân nơi đây với số lượng ngày càng tăng lên.


Chú bé dẫn người Dao chỉ cho tôi xem cây lá Han, trông rất bình thường nhưng nếu sờ tay không vào sẽ rất rát. cũng may là tôi vốn cẩn thận, ko sờ tay không vào bất cứ thứ gì trong rừng, nếu không có ngày không cầm được đũa ăn cơm.


Chúng tôi đi men theo một khe nước nhỏ tới một thung lũng khác đẹp tuyệt.


Cả thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi núi rừng.



Xa xa có một ngôi nhà nhỏ đơn sơ



Có vẻ bây giờ chưa đến mùa gieo trồng nên cỏ dại mọc um tùm, chẳng có bóng người.



Lúc này cũng đã quá trưa, chúng tôi rảo bước tới ngôi nhà nhỏ tìm chỗ nghỉ ăn trưa. Chú nhóc người dao nhiệt tình chạy đi chặt lá cây về rải làm chỗ ngồi cho chúng tôi.


Chủ nhân của ngôi nhà đi vắng, chỉ thấy những tấm vải vừa mới được nhuôm chàm đung đưa trong nắng.



Sau khi ăn trưa, chúng tôi tiếp tục đi đến địa điểm cuối cùng của cuộc hành trình, một cái hang rất ít người qua lại, cheo leo giữa rừng.


Vào trong hang mới thấy sự khắc nghiệt của tự nhiên, một bụi dương xỉ cố gắng đón nhận những tia sáng le lói để sinh tồn.



Cái hang này rất sâu, chúng tôi đi ước chừng khoảng 400m thì hang ngập nước, lại phải bơi thì mới vào tiếp được.



Ánh sáng tạo nên một hình ảnh rực rỡ dưới làn nước trong veo


Chúng tôi kết thúc cuộc hành trình lần này tại đây. Tuy nhiên, chắc chắn còn nhiều dự định quay lại khám phá nơi này. Lần tới, có lẽ chúng tôi sẽ đến Xuân Sơn từ Đà Bắc, Hòa Bình, nơi còn rất hoang sơ, hứa hẹn nhiều điều thú vị.


2 nhận xét:

  1. Tuyet voi, doc chuyen di cua bac giong nhu Julivo phieu lieu ky, co nhieu kham pha

    Trả lờiXóa
  2. Đã từng đến Bến Thân: http://fanwavegroup.com/showthread.php?t=540&page=1 đọc lại vẫn thấy thú vị (:

    Trả lờiXóa