Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Lang thang Pa Cư Sáng phần 3

Lúc này lũ trẻ trong bản tò mò vào xem vị khách mới đến bản này là ai. Bọn trẻ rất đáng yêu và ngoan, chào hỏi rất lễ phép.


Tôi chia cho bọn chúng ít bánh ăn cho vui.


Tôi thay đồ và rủ được 2 chú bé đi cùng lên rừng dạo chơi một vòng.


2 cậu bé dẫn tôi theo lối mòn của người dân vào sâu trong rừng.


Càng vào sâu lối đi càng rậm rạp.


2 cậu bé Mông đi thoăn thoắt.


Tôi có dịp mang con dao Karbar Kukri ra dùng thử để phát cây. Quả là danh bất hư truyền.


Nơi đây cũng là xứ sở của lá ngón, nhìn những lá cây xanh mướt thế này nhưng chỉ nhai một nửa cái lá là sẽ sùi bọt mép mà đi ngay. Lá ngón ở đây thấy mọc rất nhiều, khắp mọi nơi. Tuy nhiên ở đây ai cũng biết cách nhận biết lá ngón, kể cả những đứa trẻ như 2 cậu bé Mông này.




Khu rừng này xưa kia hẳn là một rừng pơ mu bạt ngàn, nay đã bị chặt phá hết, chỉ còn toàn cây nhỏ.


Thỉnh thoảng cũng có những gốc pơ mu to mới bị đốn hạ


Những cành cây và gỗ bìa sót lại được dùng làm củi đun dần.


Giờ đây chỉ còn những cây tái sinh.


Càng đi sâu, rừng càng rậm, lối đi nhỏ dần, cheo leo sát mép vực.


Có những chỗ vướng đá chặn lối đi, người dân phải lấy cây buộc làm đường đi vòng qua trên miệng vực nhìn rất ghê.


Thỉnh thoảng cũng có những cây to với dây leo um tùm.


Một vài cây cao tốt số còn chưa bị chặt


Một gốc pơ mu rất to vừa mới bị đốn hạ.


Thân cây vẫn còn nằm dưới vực sâu, chưa mang lên được.


Tôi tò mò muốn xuống xem tận nơi để sờ tận tay cây gỗ đó. Sau một hồi bám dây leo tụt xuống vực, tôi cũng tới được chỗ thân cây bị cưa. Cây pơ mu này chắc cũng cỡ hàng trăm năm tuổi, đường kính gốc cây khoảng 1,1 m, cây rất thẳng và đẹp.


Phần ngọn đã được cắt bỏ.


Phần thân bị cắt làm 3 đoạn để vận chuyển cho tiện.


Phải nói những người đốn hạ cây cũng tài, thân cây này nặng ít cũng phải 4 - 5 tấn, thế mà họ dựng sàn chống cheo leo trên bờ vực và đưa được cây lên để cắt xẻ. Chỗ gỗ này mà mang về Hà Nội chắc bán được cả núi tiền.

Chia tay với cây pơ mu xấu số, chúng tôi lại tiếp tục đi sâu hơn vào rừng.


Đến đoạn này gnhe tiếng suối chảy rất to nhưng không nhìn thấy gì vì cây cối chằng chịt và suối thì ở rất sâu so với đường chúng tôi đi.


Đi mãi vẫn chưa nhìn thấy con suối, nghe tiếng nước chảy ầm ầm mà không nhìn thấy gì khiến tôi rất tò mò.


Con suối chắc nằm dưới khe này đây.


Xung quanh cây cối um tùm rậm rạp. Cây pơ mu này chết yểu, bị chặt để làm củi.



Đầu nguồn con suối đây rồi.


Nước trong vắt và mát lạnh, dưới đáy suối toàn sỏi cuội. Chúng tôi tranh thủ nghỉ chân cạnh dòng suối mát, rửa chân tay mặt mũi cho đỡ mệt.




Trời cũng đã về chiều và cũng không muốn dẫn 2 đứa trẻ đi quá xa, tôi quyết định trở về bản, định là đi dọc suối về xem sao


Bờ suối toàn đá, rêu trơn nhẫy, nước chảy cũng khá xiết nên phải rất cẩn thận đặt từng bước chân.


Cảnh dưới suối rất đẹp và hoang sơ, không thấy mấy dấu chân con người.


2 chú bé nhìn thấy một cái tổ chim, định trèo lên nghịch, tôi phải can mãi mới thôi.


Ngày càng khó đi.


Đi một lúc nữa thì đến một cái vũng rất sâu, xung quanh đá dựng đứng và trơn nhẫy. Biết trình độ mình chưa được như BEAR GRYLLS của chương trình Man vs Wild nên tôi đành trèo ngược lên miệng vực để tìm đường về.


Đánh vật với bờ vực không có lối đi, phải bám dây leo đu lên. Rất may là ở đây không thấy có rắn rết gì chứ không thì nó mổ cho một phát là rơi tòm xuống suối.


Leo mất khoảng 45 phút thì chúng tôi quay lại được con đường cũ, thở phào nhẹ nhõm.


Quay lại đường cũ, chẳng mấy chốc chúng tôi đã trở về Pa Cư Sáng, trời bắt đầu xẩm tối nhưng quang cảnh thì rất đẹp và huyền ảo.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét