Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Hành hương lên Ngọa Vân Am phần 1

Tranh thủ hai ngày nghỉ cuối tuần 9 và 10-10-2010, tôi lại độc hành tới Tây Yên Tử, địa danh linh thiêng với Ngọa Vân Am, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu tập và viên tịch. Mục đích của chuyến đi này vừa là tìm hiểu thiên nhiên núi rừng Tây Yên Tử, vừa là trải nghiệm những giây phút thư thái của người tu tập Phật Pháp, những mong hiểu thêm về Đạo Phật và giác ngộ thêm đôi chút kiến thức.
Với đích đến là Ngọa Vân Am, tôi khởi hành từ 6h sáng, đi theo quốc lộ 18 đến thị trấn Đông Triều, sau đó tới Trại Lốc và bắt đầu lên Tây Yên Tử.

8h30, tôi đã đến đền An Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh


Qua một cây cầu cong dẫn vào đền. Nếu tôi đoán không nhầm thì có 2 cái bia viết chữ "Hạ Mã" tức là xuống ngựa ở 2 bên cầu.


Cổng tam quan có vẻ mới được cải tạo lại, nhìn mới tinh.


Theo sử sách để lại thì An Sinh vốn là quê gốc của nhà Trần, năm 1225, nhà Trần phát tích và lên ngôi vua ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Đến năm 1237, vua Trần Thái Tông lấy đất An Sinh, phong cho anh mình là Trần Liễu làm An Sinh Vương. Trẩn Liễu ở đất này và lo việc lập nhà thờ tổ họ Trần.
Năm 1320, Thượng Hoàng Trần Anh Tông mất và được đưa về mai táng tại Thái Lăng, An Sinh. Và từ đây, An Sinh được chọn làm nơi để xây dựng các lăng mộ vua Trần. Năm 1381, nhằm đề phòng sự phá hoại của quân Chiêm Thành, nhà Trần cho chuyển lăng mộ của các vua Trần táng ở Thái Bình, Nam Định về An Sinh và cho xây dựng Điện An Sinh để làm nơi thờ tự các vua Trần được Táng tại An Sinh.
Tổng cộng có 8 vị vua Trần được thờ tự tại đây là: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Hoàng đế hậu Trần là Giản Định Đế (Trần Ngồi).

Phía sau cổng tam quan.


Đi qua một khoảng sân rất rộng thì tới điện thờ chính, nơi thờ 8 vị vua Trần. Nếu đi vào mùa lễ hội được xem những chiếu đồng ở trên sân này thì chắc là hay lắm.


Điện thờ mới được tôn tạo lại từ năm 1997 và qua nhiều lần tu bổ nên nhìn rất mới, có lẽ cũng chưa được ăn nhập với kiến trúc thời Trần hoặc Lê Sơ lắm.


Bên trong điện thờ.


Hành lang.


Ban Công Đồng


Tiện đây có bài văn khấn ban Công Đồng.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
- Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng đế
- Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu
- Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
- Con lạy Tứ phủ Khâm sai
- Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
- Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
- Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
- Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
- Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
- Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con la: Bát Trảm Đao
Cùng đồng gia quyển đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại: http://www.phuot.com/
Hôm nay là ngày 9 tháng 10 năm 2010, Tín chủ con về Đền An Sinh thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Trong điện thờ ở đâu cũng thấy đặt hòm CÔNG ĐỨC to đùng, cái nọ sát cái kia nhìn rất phản cảm, tại sao người ta không để việc đóng góp công đức ra riêng một góc để đỡ ảnh hưởng tới không gian nội thất cũng như gây tâm lý không hay cho người vãn cảnh.

Ban thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo.




Ban thờ vua Trần Giản Định.


Ban thờ vua Trần Dụ Tông.


Ban thờ vua Trần Minh Tông.


Ban thờ vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông


Ban thờ vua Trần Anh Tông


Ban thờ vua Trần Hiến Tông một vị vua rất trẻ, lên ngôi vua từ năm 10 tuổi và mất năm 23 tuổi.


Ban thờ vua Trần Nghệ Tông.


Toàn cảnh không gian trong điện thờ.


Hệ vì kèo mái được làm bằng bê tông sơn giả gỗ.


Đền An Sinh ngày nay được xây dựng hoàn toàn mới trên nền cũ mà thôi. Đền An Sinh cũ xưa kia sau nhiều cuộc bể dâu nay chỉ còn là phế tích với vô cùng ít di vật còn sót lại.

Chỉ còn ít chân cột đá.






Tượng cụt đầu, cái đầu tượng không biết đã bị kẻ xấu tiêu hủy hay đang nằm trong một bộ sưu tầm cổ vật nào đó.


Bia đá.


Ngói cổ được tìm thấy và vứt một đống phía sau.


Một số được đánh số và bọc ni lông.




Còn lại thì bị vứt lăn lóc cho gió mưa làm mục nát dần.


Công tác bảo tồn, bảo tàng của Việt Nam ta quá kém, những hiện vật quý như thế này mà để lăn lóc, hủy hoại. Về sau con cháu có điều kiện muốn nghiên cứu lại thì lấy đâu ra hiện vật mà nghiên cứu nữa cơ chứ.

Tôi đi một vòng quanh đền ngắm những hàng sanh cổ thụ.


Rồi ra cổng để đi tiếp thì nhìn thấy cái bia này.


Tôi chẳng hiểu người ta nghĩ gì mà lại đặt cái bia này lạc lõng ở đây, phá hỏng cảnh quan và không khí linh thiêng của đền, rõ chán.

3 nhận xét:

  1. Chào anh! Những chuyến đi của anh tạo cho em rất nhiều xúc cảm và niềm hứng khởi. Em có ý định sử dụng hình ảnh và bài viết về hành trình lên NVA cộng với những chia sẻ của em để đăng lên blog cá nhân của mình. Tất nhiên nếu được sự chấp nhận của anh thì em mới tiến hành được.

    Rất mong nhận được hồi âm của anh.

    Thân ái,

    Trả lờiXóa
  2. cám ơn đồng đạo vì một bài viết và chuyến đi rất hay. xin gọi như vậy cho một sự hữu duyên và hữu tình, Bạn có thể tham gia một gia đình lớn tại đây :
    http://www.duytue.org/index.php?option=com_content&view=frontpage&Itemid=1
    và :
    http://www.duytuetv.com/

    hay bạn chia sẻ thêm về du lịch với trang web của mình ở đây :
    http://tuoitreminhtriet.com/default.aspx
    hay :
    http://tuoitreminhtriet.com/WBRSRL/Du-an-Xay-dung-Tour-du-lich-trai-nghiem-Tam-Linh-Hanh-trinh-Ngoa-Van-Am-
    xin phép được dùng lại nguồn bài viết của đồng đạo.
    chúc bạn mạnh khỏe và tinh tiến.

    Trả lờiXóa
  3. Đẹp nè <3. À, nếu bạn có nhu cầu thi công nội thất văn phòng hay đơn giản là thi công văn phòng đẹp thì ghé mình nhé!

    Trả lờiXóa