Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Hành hương lên Ngọa Vân Am phần 9

Bỗng nhiên Sinh rảo bước rồi mất hút phía trước, không hiểu cậu ta đi đâu mà nhanh thế.


Đi đến góc cây này thì tôi nghe tiếng cậu ta gọi và ngửi thấy mùi bưởi ngào ngạt.
 

Hóa ra cậu ta chui vào hái bưởi rừng đãi tôi.

Cả một góc rừng bưởi sai trĩu chịt.

 
Bưởi rừng chua chua, hơi hăng nhưng ăn rất mát, đỡ cơn khát.

Đang ăn bưởi thì tôi nhìn thấy con vật này, lần đầu tiên trong đời nhìn thấy nó.


Hỏi Sinh thì cậu ta bảo đó là con vòi voi.

Đi qua rừng bưởi thì chúng tôi cũng tạm thời chia tay với dòng suối, con đường mòn chuyển hướng đi ngược lên núi. Sinh bảo leo hết lên đến đỉnh, là đến Ngọa Vân Am.


Đây cũng là quãng đường mệt nhất vì toàn bộ là dốc dựng đứng, cũng may là trời khô ráo nên không bị trơn trượt.


Leo được một đoạn, Sinh dẫn tôi tới một phế tích, nghe nói là một tháp cổ, có thể là nơi đặt xá lị của một vị sư nào đó, nay chỉ còn sót lại ít gạch vụn và ngói cổ.


Kẻ xấu tưởng nơi đây có đồ cổ, châu báu đã đập phá tan nát để tìm kiếm.

Đây đó chỉ sót lại một vài tảng đá nằm lăn lóc.


Một ít vật liệu xưa còn dính lại.


Vài viên ngói cổ


Công sức bao năm mang từng viên ngói lên chỗ rừng sâu núi thẳm, nay lại trở về với cát bụi.


Kẻ xấu có lẽ đã dùng đến cả thuốc nổ để phá tan công trình này, đến đá cũng nứt toác.


Chẳng hình dung được vài thế kỷ trước chỗ này ra sao.


Nhiều kẻ sống trong sự u mê, tăm tối, họ tưởng lầm là những người tu tập Đạo Phật có nhiều thứ quý giá lắm. Họ biết đâu những cái quý giá nhất của người tu hành nằm ở khối óc và trái tim của người đó chứ người tu hành đã rũ bỏ sự tham lam và dục vọng thì cần gì giữ bên mình thứ gì nữa. Thiện Tai, Thiện Tai !!!

Ngẩn ngơ với phế tích kia một lúc, tôi và Sinh lại bám vào sườn núi leo lên tiếp.


Thiên tạo hay nhân tạo đây?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét