Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Hành hương lên Ngọa Vân Am phần 6

Đường mòn cheo leo sát vách đá.


 Rồi lại trở về với suối.


Mấy lão chơi bể thủy sinh lên đây mà ngắm này.


Cái cây này mà bứng về Hà Nội khéo cũng được hét giá vài triệu USD.


 Nước chảy ra từ kẽ đá


Len lỏi khắp nơi







Bắt đầu đi vào địa phận trúc lâm.


 Lối mòn giữa rừng trúc.


Cây trúc luôn gợi đến một cái gì đó đẹp đẽ, thanh tao nhưng giản dị, biểu tượng của người tu hành Đạo Phật.


Rừng trúc ngả bóng xuống dòng suối.



Xuyên giữa rừng trúc.


Đi trong khung cảnh này, không khỏi không nghĩ đến Giáo lý của Đạo Phật.
Vô Thường:
Thuyết Vô Thường là một trong những thuyết cơ bản trong Giáo lý của Đạo Phật, là cơ sở lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo Giáo lý Đạo Phật.
Vô Thường, nói một cách nôm na là không có gì tồn tại mãi cả, mọi sự vật đều biến chuyển không ngừng, do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, tồn tại và đến khi nhân duyên tan rã thì sẽ mất đi.
Trong nhân gian, do không ý thức được lý Vô Thường đó mà có những người đã nhận thức sai lầm về sự vật, cho rằng sự vật là bất biến, nhận thức sai lầm đó Phật gọi là ảo giác.
Ảo giác này tạo cho con người lòng tham muốn được sở hữu mọi thứ để thỏa mãn dục vọng, đến khi luật Vô Thường tác động đến khiến những gì họ có mất đi thì sinh ra khổ đau phiền não.
Người học Phật, tu Phật hiểu thấu thuyết Vô Thường, sống rất tự tại, an lạc, không bao giờ phiền não, đau khổ trước những sự chuyển biến của sự vật, trước sự sinh, trụ, dị, diệt; trước sự thành, trụ, hoại, không nó diễn ra quanh mình. Có Sinh, ắt phải có Tan, có Diệt.

Như tôi đang đi giữa rừng cây này, tất cả những gì tôi nhìn thấy, chỉ là ảo giác, đến một ngày nào đó, rừng cây này rồi cũng thay đổi và mất đi cũng như những phế tích kia, được con người tạo thành có thể là rất nguy nga tráng lệ, sau nhiều biến cố nay chỉ còn là đống gạch vụn, đó là do luật Vô Thường mà thôi.

Từ thuyết Vô Thường, suy ra là đến bản thân Con Người cũng không tồn tại mãi mãi. Đó là thuyết Vô Ngã.
Bản thân một con người, cũng sinh ra do nhân duyên rồi biến đổi không ngừng sau đó chết đi khi nhân duyên tan rã.
Bản Ngã hay gọi nôm na là Cái Tôi theo Đạo Phật có 2 phần:
Cái Tôi sinh lý gọi là Thân;
Cái Tôi tâm lý gọi là Tâm;
Thân được cấu thành bởi 4 yếu tố là Địa, Thủy, Hỏa, Phong. Cái mà ta gọi là Thân, thực chất là một khoảng không gian giới hạn bởi sự kết hợp của xương và da thịt, cũng giống như một cái túp lều, chỉ là khoảng không gian giới hạn bởi gỗ, tranh, lau để lợp, bùn dùng để trát vách mà thôi. Khi 4 yếu tố trên tách rời khỏi nhau trở về thể của nó thì không còn gì ở lại để có thể gọi là cái Thân được nữa. Cái Thân đó chỉ là một giả tướng, một nhất hợp tướng mà thôi.

Tâm gồm những cảm giác, nhận thức, suy tưởng, là sự hội họp của thất tình: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục.

Thuyết Vô Ngã nghĩa là không có một linh hồn Vĩnh Cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến sự cúng lễ linh hồn mâm cao cỗ đầy, đốt vàng mã cho linh hồn.
Theo giáo lý Phật, nếu linh hồn có, thì cũng luôn có sự biến chuyển, không thực có, mà đã không thực có thì sự cúng lễ linh hồn là một sự mê tín.
Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ bến của những kẻ dựa vào sức mạnh để làm lợi cho mình, lợi cho cái Bản Ngã mà họ cho là bất biến. Đối với những người gặp hoàn cảnh không may thì lại có tư tưởng tiêu cực, chán đời, phó mặc cho số mệnh hy vọng sang kiếp sau mình sẽ gặp may mắn hơn.

Hiểu được Vô Thường, Vô Ngã tức là đã dẹp bỏ sự tham lam, ích kỷ, sống một cuộc sống có ích, không lãng phí cuộc đời mình.

Tiếp tục với trúc và suối, đường vẫn còn rất dài phía trước.


Tây Yên Tử nằm rất xa so với Yên Tử, nơi có Thiền Viện Trúc Lâm, chùa Hoa Hiên, chùa Đồng mãi tận Uông Bí. Tây Yên Tử trái ngược với Yên Tử, còn giữ được sự hoang sơ và mộc mạc đến nguyên thủy của một nơi tu hành.

Quả rừng, chẳng biết là quả gì.


Róc rách, róc rách


Lối mòn cắt ngang qua suối


Cây bám đá.




Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Hành hương lên Ngọa Vân Am phần 5

Trong rừng mát lạnh, nước suối chảy róc rách rất thần tiên.


Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi rồi.


Lối mòn nhỏ xíu.


Mời đặt tên cho ảnh.


Đâu cũng thấy suối.


Hầm cây


Cây mục.


Mấy lão chơi bể thủy sinh nhìn chắc thèm lắm.


Chúng tôi đi tiếp đến một ngã ba, Sinh bảo trên này có một cái miếu cổ, lên xem sao.


Miếu thờ đây rồi, có vẻ cũng mới được tu sửa lại, không rõ lai lịch ngôi miếu này như thế nào mà người ta cất công làm giữa rừng sâu thế này.


Có một tổ ong vò vẽ to đùng ngay cạnh miếu, rất may là đàn ong đã bỏ đi hết, chỉ còn chiếc tổ không.


Vẫn có người qua lại đây khói hương dọn dẹp thường xuyên.


Rời khỏi miếu, chúng tôi lại lội suối đi tiếp.


  Khoai nước


Đường mòn sát vách đá rêu phong.


Xuyên giữa rừng cây um tùm.


Một gốc cây có bộ rễ rất đẹp.


Con đường mòn này nếu ai đi không quen sẽ rất dễ bị lạc, nó có nhiều nhánh rẽ và đi dưới suối nên không có vết mòn. Anh bạn Sinh chỉ đưa tôi đi đến Ngọa Vân, còn việc đi về là tôi tự lo. Cảnh vật xung quanh thì na ná nhau nên rất khó mà nhớ được đường, tất cả chỉ trông vào chiếc GPS với track log để tìm đường về.


Một đoạn suối rất đẹp, chỗ lý tưởng để nghỉ ngơi một lúc.


Dòng suối đến đây bị ngắt xuống đột ngột thành một cái thác nhỏ tung bọt trắng xóa.


Cây trà rừng, có thể ngắt lá để đun nước uống, trông hao hao cây lá ngón uống vào sùi bọt mép ngay.


Rẽ cây mà đi.


Trời khá nắng nhưng dưới tán cây rừng trở nên rất âm u.


Một cái vũng tuyệt đẹp, giá mà có thời gian nhảy xuống đây tắm tiên thì tuyệt.