Núi cao chót vót
Đến đây là đường cấp phối rồi.
Xuống dưới đây, bà con đã có thể trồng lúa nước vì nguồn nước dồi dào, làng bản cũng trù phú hơn, có ao để thả cá.
Chẳng mấy chốc tôi đã đến trung tâm xã Du Già, buổi chiều trung tâm xã vắng tanh.
Chợ Du Già mới được xây lại, khang trang và sạch sẽ, chợ họp vào sáng thứ 7 hàng tuần.
Đến đây thì điều tôi lo lắng đã trở thành thảm hoạ thực sự. Máy ảnh của tôi hết sạch pin dù trước đó tôi phải chụp bằng viewfinder cho đỡ tốn pin. Loanh quanh ở trung tâm xã Du Già một lúc, đổ thêm xăng, tôi lại lên đường định bụng sẽ kiếm một bản nào đó nằm giữa Du Già với Minh Ngọc để xin ngủ nhờ. Lúc này, trời cũng đã về chiều, nếu không tìm được chỗ ngủ thì tôi sẽ phải chạy đêm về Hà Giang nghỉ.
Nhưng thật hữu duyên, tôi chạy qua trung tâm xã Du Già khoảng 4km thì lại gặp một thung lũng tuyệt đẹp với một bên là núi cao, rừng nguyên sinh um tùm, một bên là nương cải dầu của người Dao. Máy ảnh hết pin, tôi đành lấy điện thoại di động ra chụp, chất lượng ảnh xấu thậm tệ nhưng có còn hơn không.
Đàn trâu đang gặm cỏ
Con trâu này thấy người lạ tới lãnh địa của mình nhìn tôi có vẻ nghi ngờ
Nương cải dầu vừa mới thu hoạch
Nếu may mắn đi vào mùa hoa cải dầu, quang cảnh nơi đây chắc sẽ rất đẹp và rực rỡ.
Xa xa là rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ
Bản cũng ở ngay gần nương cải dầu
Sau khi thu hoạch, bà con đốt luôn thân cây để làm phân bón tạo nên một màn khói mờ ảo.
Gần đó có mấy chị người Dao đang chăn bò, tôi ra làm quen rồi hỏi xin ngủ nhờ một đêm. Một chị vui vẻ đồng ý, bảo tôi cứ đi về bản trước rồi chị sẽ đuổi bò về theo sau.
Một số thông tin về cây cải dầu nơi đây
Cây cải dầu, hướng đi mới trong sản xuất vụ Đông - xuân ở 4 huyện vùng cao
Bao đời nay, người dân 4 huyện vùng cao núi đá mong mỏi tìm đượcgiống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt để sản xuất trong vụ Đông - xuân nhằm nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo.
Đáp ứng nguyện vọng của bà con, vụ Đông - xuân năm nay, tỉnh ta đã triển khai Chương trình trồng thí điểm cây cải dầu tại 4 huyện vùng cao núi đá. Với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành cùng sự vào cuộc tích cực của bà con, Chương trình trồng cây cải dầu đang đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, hứa hẹn cây trồng triển vọng trong vụ Đông - xuân trên vùng đất khó.
Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, khô hạn nên đa phần ruộng, nương trên các huyện vùng cao bỏ không trong vụ Đông - xuân. Cuộc sống của bà con chỉ trông chờ vào diện tích ruộng, nương vụ Mùa. Do đó cuộc sống đã khó khăn lại không có điều kiện để nâng cao thu nhập, việc vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp càng khó khăn hơn. Mơ ước của bà con bao đời nay đó là nhờ các cấp, các ngành tìm cho vùng cao giống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện đồng đất, khí hậu lại có giá trị kinh tế, đầu ra ổn định để nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo. Đây không chỉ là ước vọng của người dân vùng cao mà cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo tỉnh nhà. Vì lẽ đó, vụ Đông - xuân năm nay, tỉnh ta đã triển khai Chương trình trồng cây cải dầu tại các huyện vùng cao núi đá nhằm tạo thành vùng trồng cây nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật. Cây cải dầu được người dân nơi đây trồng từ nhiều năm nay, tuy nhiên do chưa có đầu ra ổn định nên bà con chỉ trồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chứ chưa nhân ra diện rộng. Mặt khác, nhiều năm trước, tỉnh cũng đã trồng thí điểm và khẳng định cây cải dầu có thể sinh sống, phát triển tốt trong vụ Đông - xuân ở nhiều địa phương tại 4 huyện vùng cao núi đá. Những yếu tố đó đã giúp tỉnh có cơ sở để xây dựng, triển khai Chương trình trồng cây cải dầu với mục tiêu tìm cây trồng phù hợp, giúp bà con vùng cao xoá đói giảm nghèo.
Bước vào triển khai, thực hiện, Chương trình trồng cây cải dầu đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Điều đó thể hiện qua nhiều chuyến thăm, kiểm tra thực tế tại các địa phương đang triển khai trồng cây cải dầu tại các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Chúng tôi được tháp tùng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất đi thăm các địa phương triển khai Chương trình trồng cải dầu ở xã Du Già (Yên Minh); Niêm Sơn, Tát Ngà (Mèo Vạc); Phố Là (Đồng Văn). Đến địa phương nào, cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng trực tiếp xuống chân ruộng trồng cải dầu để nắm bắt tình hình thực tế, động viên bà con nông dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con. Đồng thời động viên, chỉ đạo chính quyền địa phương quan tâm, triển khai tốt Chương trình, khi thực hiện thành công các địa phương không chỉ tìm được cho mình cây trồng mới, có giá trị kinh tế trong vụ Đông - xuân mà còn nâng cao thu nhận trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Đối với ngành Nông nghiệp, việc triển khai Chương trình trồng cây cải dầu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong vụ Đông - xuân năm nay. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình được thực hiện từng bước dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cho biết: “ Quan điểm của ngành đối với Chương trình trồng cây cải dầu đó là lấy hiệu quả kinh tế đặt lên hàng đầu, do đó trong quá trình thực hiện phải đảm bảo từng bước đầu tư trồng trên cơ sở khoa học thực tiễn gắn với cơ chế thị trường nhằm đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế, xoá đói, giảm nghèo lâu dài, bền vững”. Từ quan điểm, mục tiêu đó, ngành đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các địa phương thực hiện kỹ thuật trồng, điều chỉnh cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cây phù hợp. Cùng với đó, phân công cán bộ kỹ thuật của Sở xuống phối hợp với các huyện vận động, hướng dẫn người dân trồng cải dầu theo đúng thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật cũng như nắm bắt tình hình để báo cáo thường xuyên với tỉnh. Chính quyền các xã cũng đã tuyên truyền, vận động bà con hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của Chương trình trồng cải dầu đối với sự phát triển chung của địa phương cũng như ý nghĩa đối với gia đình mình. Do đó mỗi người dân nằm trong vùng triển khai trồng cải dầu đều đồng tình hưởng ứng, tích cực phối hợp, tham gia trồng, chăm sóc. Đồng chí Nguyễn Công Tuệ, Chủ tịch UBND xã Du Già cho biết: “Vụ Đông - xuân này, xã được giao trồng 20 ha cây cải dầu, đây là cây trồng mới nên xã đã tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động, đó là cắt cử cán bộ trực tiếp xuống từng hộ gia đình nói cho bà con hiểu. Bước đầu bà con chưa nghe vì đó là là cây trồng mới, nhưng vận động nhiều thì bà con cũng đồng tình ủng hộ, tự đăng ký diện tích trồng với xã và nhiệt tình phối hợp với cán bộ kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc. Qua đó xã đã hoàn thành 20 ha theo kế hoạch”.
Nhờ sự quan tâm của tỉnh, ngành chức năng cùng sự đồng thuận của bà con, Chương trình trồng cải dầu đã đạt được những kết quả ban đầu đáng mừng. Tổng diện tích gieo trồng trong vụ Đông - xuân năm này đạt 210 ha, trong đó Đồng Văn trồng 60 ha; Yên Minh, 50 ha; Mèo Vạc, 65 ha; Quản Bạ 35 ha. Hai giống cải được trồng trong vụ này đó là giống cải Miên dầu số 16; giống Hyola 61. Tại các huyện, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật thường xuyên cắt cử cán bộ xuống địa bàn theo dõi sát sao sự sinh trưởng và phát triển cũng như tình hình dịch bệnh của cây. Do đó diện tích cây cải dầu trên địa bàn đang sinh trưởng, phát triển tốt, tuy nhiên do điều kiện thời tiết đầu vụ quá khô hạn nên một số diện tích cây không có khả năng phát triển. Theo báo cáo tiến độ trồng cải dầu của Sở NN- PTNT, diện tích cây cải Miên sinh trưởng, phát triển tốt, cây đã phân ngồng, có từ 40 đến 60% số cây đã có hoa. Mức độ phân hoá ngồng hoa từ cành cấp 1 đến cành cấp 2 thấp, trung bình mỗi cây có từ 4 đến 6 cành hoa cấp 2. So với giống cải Miên, giống Hyola 61 khả năng chống chịu hạn kém hơn, cây sinh trưởng, phát triển chậm hơn, phân hoá ngồng hoa không đồng đều. Đến nay diện tích trồng giống cải này đã phân ngồng, có từ 20 đến 40% cây đã có hoa…Sâu bệnh hại như rệp, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy cũng đã xuất hiện cục bộ những cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn bà con phun thuốc phòng trừ, ngăn chặn kịp thời. Với sự phát triển thực tế, việc thu hoạch cây cải dầu.
Ngoài việc triển khai trồng cải dầu, tỉnh cũng quan tâm đến vấn đề thu mua sản phẩm cho bà con. Vừa qua, UBND tỉnh đã họp với lãnh đạo các ngành chức năng, 4 huyện vùng cao núi đá và Công ty TNHH Đông Thành để bàn bạc, thống nhất một số nội dung về việc tiêu thụ sản phẩm cải dầu. Công ty TNHH Đồng Thành xây dựng Dự án chế biến hạt cải dầu, đồng thời phối hợp với các huyện bao tiêu toàn bộ sản phẩm của người dân theo giá thị trường. Công ty cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh trong quá trình xây dựng, thực hiện Dự án.
Như vậy, việc trồng cải dầu cũng như thu mua sản phẩm đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, các cấp, các ngành, người dân trồng cải tiếp tục quan tâm, chăm sóc để diện tích trồng cải dầu đạt được những mục tiêu, ý nghĩa đề ra, làm cơ sở thực tế cho tỉnh tiếp tục triển khai quy hoạch mở rộng diện tích, đưa cây cải dầu đến với mục tiêu của tỉnh đó là cây xoá đói, giảm nghèo cho người dân vùng cao núi đá.
Theo Báo Hà Giang điện tử
Về đến nhà chị người Dao, tôi rất sửng sốt trước cơ ngơi của nhà chị. Một ngôi nhà sàn rộng khoảng 100m2, với hệ thống chuồng trại được bố trí rất ngăn nắp quy củ, có ao thả cá quây xung quanh rất khoa học và nên thơ.
Ngồi hỏi chuyện mới biết chị tên là Lý Thị Tày còn anh tên là Phàn Văn Hòm. Bản này gọi là bản Lũng Đàm, nhà chị Hòm nằm ở độ cao 828m.
Khu chuồng lợn được đặt trên mặt ao cá
Ao cá được thiết kế rất mỹ thuật
Bên ngoài nhà
Đây là một ngôi nhà sàn rất truyền thống của người Dao. Tầng trên để ở, dưới gầm là chỗ chăn nuôi gia súc.
Ngôi nhà làm 100% bằng gỗ dổi
Ngôi nhà soi bóng xuống mặt ao rất đẹp.
Có một con cào cào tre dựng ngoài sân, ngồi thử cái
Sàn nhà được lát bằng gỗ tấm rộng khoảng 40cm, dài 4m, dày 3cm, phẳng lì, lên nước nhẵn bóng.
Chính giữa nhà là bếp lửa, phía trên là gác bếp.Giống người Dao ở Xuân Sơn, Phú Thọ, bếp lửa là nơi trang trọng nhất và dùng để tiếp khách, sum họp gia đình.
Gác bếp của người Dao cũng gần giống cái tủ lạnh của người thành phố dùng để bảo quản thức ăn, đồ dùng thậm chí là hạt giống.
Một món ăn rất phổ biến của người Dao là thịt lạp. Đây là loại thịt hun khói, để càng lâu càng ngon, dễ chế biến, hợp khẩu vị với tất cả mọi người. Cách làm thịt lạp đơn giản, nhưng đòi hỏi phải kỹ lưỡng. Khi con lợn được phanh ra, người ta xả khổ thịt theo dọc xương sườn, mỗi rẻ xương sườn một khổ bỏ lên nia xát muối (nếu là loại muối có trộn i ốt thì phải rang kỹ, giã nhỏ), bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá chuyên dùng để ướp thịt, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp.
Vừa vào nhà chị Hòm tôi đã tia thấy xâu thịt lạp đang treo lủng lẳng trên gác bếp
Còn đây là gác bếp
Và chân dung của nữ Bồ Tát
Tôi vào nhà ngó nghiêng một vòng , quả thật là ngôi nhà sàn này quá xa xỉ so với dân Hà Nội như tôi. Nếu bê nguyên cả dinh cơ này về mà đặt ở Hà Nội thì không biết giá bao nhiêu tỷ.
Lòng nhà hơi rộng cho một gia đình ở (khoảng 100m2), có 1 bộ bàn ghế gỗ để tiếp khách (theo kiểu miền xuôi), 2 giường ngủ cho khách khứa, phòng ngủ của anh chị Hòm được quây kín bằng ván gỗ cũng giống kiểu nhà đồng chí Cơ ở bản Lao Sang.Sát mái nhà là hệ thống gác xép để chứa đồ bao gồm thóc lúa, ngô, thóc giống dự trữ... có thang lên đàng hoàng và được sắp xếp rất quy củ.
Nhà anh chị Hòm đã có điện lưới, có TV với truyền hình vệ tinh, đèn neon để thắp sáng và anh Hòm cũng mới sắm điện thoại di động để liên lạc.
Nhìn chung, nhà anh chị Hòm thuộc diện tương đối khá giả tuy nhiên vẫn mang đậm tính truyền thống và những nét văn hóa của người Dao.
Đối diện với bếp lửa sát vách nhà là bàn thờ của gia đình. Ngày trước, người Dao thường thờ Bàn Vương với tranh thờ tuy nhiên giờ đây họ đơn giản thờ tổ tiên và các bậc thần linh để mong an lành cho gia đình. Trên bàn thờ có 2 câu đối chữ hán hai bên và đặc biệt có 2 cuốn sách bằng chữ Hán làm bằng giấy bản viết tay.
Rất tiếc là tôi không biết chữ Hán nên không đọc được nội dung của 2 cuốn sách nhưng chắc chắn nó chứa đựng nhiều điều thú vị và văn hóa tín ngưỡng của người Dao.
Tôi tranh thủ đi lang thang ngắm nghía khắp bản Lũng Đàm trước khi trời tối. Bản này các gia đình ở khá thưa nhau, nhà này cách nhà kia khoảng một hai trăm mét.
Một dòng suối nhỏ cung cấp nước cho cả bản
Bà con ở đây sống chủ yếu bằng làm nương, trồng cải dầu và chăn nuôi bò
Hoàn toàn không thấy có hiện tượng săn bắn thú rừng hay khai thác lâm sản nơi đây, cả một khu rừng nguyên sinh cạnh bản vẫn còn nguyên.
Từ phía dưới nhìn lên nhà chị Hòm, ngôi nhà nằm trên một sườn dốc khá cách biệt.
Bà con ở đây đặc biệt rất thân thiện với tôi cũng giống bà con người Dao ở Bến Thân, Phú Thọ. Ai gặp tôi cũng chào hỏi, mời vào nhà chơi, vui vẻ trả lời những câu hỏi của tôi, thậm chí còn sẵn sàng mời cơm. Lũ trẻ cũng rất ngoan và đáng yêu, luôn chỉ trỏ cho tôi xem cái nọ cái kia.
Nhìn chung, cuộc sống ở đây rất khấm khá, nhà nào cũng có vẻ sung túc, nhà cửa khang trang, có ao cá, vườn rau, lợn bò đầy chuồng.
Một đàn lợn con rất đáng yêu
Tôi bắt gặp một bà mẹ rất trẻ đang địu đứa con nhỏ trên lưng ngồi sang sảy gạo. Hình ảnh sao mà đẹp thế không biết, tiếc là không có máy ảnh ở trong tay.
Dòng suối trong vắt chảy quanh co trong bản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét