Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Tiêu dao Đồng Văn-Mèo Vạc-Mậu Duệ-Du Già phần 3

Rời làng lanh Lũng Tám, tôi quay trở lại đương 4C, đi qua thị trấn Yên Minh tới Đồng Văn.
Đến 16h30, tôi đã có mặt tại ngã ba Sủng Là và quyết định rẽ trái ra cửa khẩu Phó Bảng trước khi trời tối.


Độ cao tại ngã ba này là 1469m


Vừa rẽ vào, tôi thấy một bạn Mông đang đứng bần thần ngắm tấm biển.


Cả tỉnh Hà Giang đang đối mặt với một thời kỳ khô hạn nghiêm trọng. Đâu đâu dọc đường đi cũng chỉ thấy một cảnh khô cằn của đất đá, vắng bóng màu xanh tươi của ngô như mọi khi. Tuy nhiên thật bất ngờ, khi đến với Phó Bảng, một cảnh tượng hoàn toàn khác khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Đó là cánh đồng hoa hồng xanh tươi mơn mởn. HOA HỒNG, một thứ quá xa xỉ nơi đây vậy mà đang trải dài ngút ngàn trước mắt tôi.


Hóa ra, đây chính là Trung tâm giống cây trồng Phó Bảng, ở đây họ đã trồng thử nghiệm hoa hồng và đạt kết quả rất khả quan. Hoa hồng rồi đây sẽ thay thế cho cây ngô, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân nơi đây.


Hồng Phó Bảng đây.


Không những vậy, cả một vườn hoa đào đang khoe sắc thắm, một thứ hoa đào rất đặc biệt không phải là đào phai, cũng không phải đào bích mà hình như là sự kết hợp cả hai.



Hoa tàn rồi lại nở.


Cả một vườn đào đang nở hoa.


Và đây nữa, đố các bạn đây là hoa gì??? Lần đầu tiên trong đời, tôi nhìn thấy hoa su hào, không ngờ hoa su hào lại đẹp thế.


Đến trung tâm của Phó Bảng, tôi ngỡ như mình đang lạc vào một vùng quê của Trung Quốc. Những ngôi nhà cổ xếp một dãy dài với những dòng chữ Trung Quốc trên cửa sổ. Mọi người nói chuyện cũng bằng tiếng Trung Quốc, rất ít người già nói được tiếng Kinh. Người dân ở đây có vẻ sống rất khép kín, họ nhìn thấy chúng tôi là người lạ là tránh xa, không muốn tiếp xúc.


Toàn là nhà bằng gỗ, mái ngói trông rất cổ kính, không hiểu là thị trấn này vẫn còn từ xưa hay mới được xây dựng sau chiến tranh biên giới.


Nhà trình tường, bờ rào đá của người Mông xen lẫn.


Một ngôi nhà gỗ hết sức điển hình của người Hoa.



Ở đây chỉ thấy có chữ Hoa, nói tiếng Hoa.


Một bà cụ già thoáng thấy tôi đi đến liền tránh vội vào trong nhà, họ không muốn tiếp xúc với người lạ.


Đây là chiếc bia mộ được làm sẵn của bà cụ già, cũng giống như các cụ nhà ta ngày xưa, chuẩn bị sẵn cỗ hậu sự.


Tranh thủ trước khi trời tối, tôi đi tiếp ra cửa khẩu Phó Bảng.
Một khu nghĩa trang của người Hoa



Một bản người Mông nằm giữa thung lũng đá.


Theo tôi được biết, người dân nơi đây gần như không có khái niệm về đường biên giới. Họ đều có người thân, họ hàng ở bên kia biên giới. Việc họ sang Trung Quốc làm ăn hoặc thăm hỏi họ hàng là rất bình thường. Đối với họ ở đâu sống dễ chịu hơn là họ ở, bất kể là Việt Nam hay Trung Quốc. Thậm chí, vì thời gian này bên ta đang thiếu nước trầm trọng, người dân mang thùng sang bên Trung Quốc xin nước về dùng như anh em hàng xóm láng giềng.
Đến khoảng 18h30 thì tôi tới sát đường biên giới. Cửa khẩu Phó Bảng rất đơn sơ với một đoạn tường biên xây bằng đá và 2 cột mốc 2 bên.


Không biết bao nhiêu xương máu của cả hai bên đã đổ xuống để có được đường biên giới này.


Cột mốc phía Việt Nam


Cột mốc phía Trung quốc


Anh bộ đội biên phòng đẹp trai quê ở Thanh Thủy, Phú Thọ, thần tượng của tên kilimangiaro, hắn mà được nhìn thấy ảnh của anh này thì chắc thích lắm.



Có một bản nhỏ của người Mông ở sát biên giới phía Trung Quốc.



Tình cờ gặp 2 bạn Trung quốc đang ngồi chơi ở cửa khẩu, họ mời tôi uống bia Tàu và chụp ảnh kỷ niệm.


Hai anh Tàu này với anh biên phòng có vẻ khá quen biết nhau, chắc là cũng thường xuyên qua lại biên giới để buôn bán trao đổi hàng hóa.


Loanh quanh nói chuyện và ngắm nghía một hồi, tôi lại lên xe định đi đến thị trấn Đồng Văn để ăn cơm và ngủ lại. Tuy nhiên, một trục trặc nho nhỏ thú vị đã thay đổi toàn bộ kế hoạch của tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét