Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Tiêu dao Đồng Văn-Mèo Vạc-Mậu Duệ-Du Già phần 2

Sau khi dừng lại ăn trưa ở thị trấn Quản Bạ, tôi hỏi đường vào làng dệt lanh Lũng Tám. Từ Quản Bạ đi chừng 11km tới Cán Tỷ, nhìn sang phía bên phải có một cây cầu treo, đó là đường đi Lũng Tám.


Cầu treo lát gỗ tấm rất đơn sơ


Mỗi khi có người đi qua, cầu đung đưa như ngồi võng.


Sông Miện rất nên thơ với hai bờ tre xanh rì.


Con đường đi qua một bản Mông đã được đổ bê tông kiên cố, những ngôi nhà hai bên đường được dựng rất ngay ngắn và sạch sẽ. Có vẻ nơi đây đã trở thành một điểm đến cho khách du lịch nước ngoài.


Quần áo được phơi trên sào bằng tre.


Dừng xe trước một ngôi nhà gỗ rất đẹp.


Con đường dẫn đến một thung lũng rộng lớn. Thung lũng này trải dài tới tận Xã Đường Thượng nằm sát đường đi từ Mậu Duệ tới Du Già với tổng chiều dài khoảng 39km.


Hai bên đường toàn là đá, không thấy ai trồng ngô ở đây.


Hỏi han một hồi tôi cũng được người dân chỉ vào một xưởng sản xuất vải lanh. Chỗ này chuyên làm hàng để bán cho khách du lịch.
Ngay đầu cổng là một bà cụ đang ngồi gỡ sợi


Tôi thử bắt chuyện nhưng không ai biết tiếng Kinh cả.
Trong nhà có khá đông người đang làm việc, toàn là phụ nữ, cả già, cả trẻ.


Vừa làm vừa nói chuyện rôm rả


Một cụ già tay đan thoăn thoắt


Những bộ khung cửi hết sức thô sơ


Công cụ sản xuất hết sức thô sơ, có lẽ công nghệ này dã dùng từ hàn trăm năm nay.


Cộng nghệ cuối cùng là lăn vải cho mềm.



Và cho vào chảo nhuộm



Tôi vào xem thử chỗ trưng bày sản phẩm để bán cho khách du lịch. Nói chung là sản phẩm mang tính đơn giản, rẻ tiền để bán cho khách du lịch nên các đường nét hoa văn đều chỉ được in bằng sáp ong chứ không được thêu bằng tay như sản phẩm truyền thống dùng cho người dân mặc hàng ngày. Qua trao đổi với bà chủ thì ngày nay, phụ nữ nơi đây cũng ít dệt lanh làm vải để tự may quần áo mà chủ yếu dùng vải của Trung Quốc cho nhanh và rẻ. Những khung cửi dệt lanh như thế này chắc chắn sẽ dần mai một rồi biến mất.


2 nhận xét: