Một thân cây già cỗi đã đổ xuống, nhường chỗ cho những cây mới mọc lên.
Tuấn Móm có vẻ rất khoái trò này, căm cụi mải miết leo phăm phăm.
Một con đường mòn ẩn sâu dưới tán lá rừng. Khu vực này, người dân vẫn vào để săn thú và kiếm thức ăn, cây thuốc trong rừng.
Đi trong một con đường ngầm dưới tán lá.
Quả gì đây không biết, chắc là không ăn được.
Len lách giữa cây rừng.
Một thân cây đổ ngang lối đi.
Đoạn đường này có lễ là đoạn dễ đi nhất của cả cuộc hành trình.
Rồi lại cong lưng mà leo.
Gặp một cây cổ thụ rất to và cao.
Những cây to như thế này nếu không trông nom giữ gìn thì rất dễ bị chặt hạ để lấy gỗ.
Rồi lại gặp một cây khác hình dáng rất kỳ quái.
Như một con quái vật cụt chân.
Đi một lúc nữa thì chúng tôi tới một con suối cạn. Dừng lại nghỉ chân uống nước cho đỡ mệt.
Núi Cẩn này, vốn là một quả núi đá vôi, thuộc loại núi già và bị phong hóa nhiều thành đá tai mèo, sườn núi dốc và nhiều đá nên ít thực vật hơn những ngọn núi khác. Thực vật chỉ tập trung nhiều ở chân núi, do vậy, khả năng giữ nước của nó cũng kém. Con suối này chỉ có nước vào mùa mưa, còn sang mùa khô thì nó hoàn toàn cạn kiệt, không có chút nước nào.
Việc mang nước uống đi đường cũng là một vấn đề lớn. Tôi tính ít nhất, mỗi người phải uống đến 4 lít nước cho cả hành trình hai ngày này. Tuy nhiên, nếu mỗi người vác 4 lít nước trên vai thì sẽ rất nặng và khó có đủ sức mà leo lên đến đỉnh núi, do vậy, phải có một giải pháp khác để tìm được nước uống trên núi mới có cơ hội chinh phục được đỉnh núi Cẩn này.
Lòng suối khô kiệt mọc toàn rêu.
Cây cỏ mọc trên những tảng đá xanh rì.
Lên đường đi tiếp thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét