Vừa trở về từ Bình Liêu (13-11-11), về đến nhà, bật máy tính lên và vào Facebook thì tôi đã thấy tin nhắn của tichuot:
"Anh Bát Trảm Đao sắp xếp đi với em từ tối 25 đến sáng 28/11 nhé. Nơi đến tuỳ anh quyết định cũng như phương tiện.
Giờ ra đến Nội Bài em sẽ báo sau".
Thế có chết không cơ chứ, nhưng cũng chẳng mấy khi hắn có dịp ra Bắc ăn chơi thế này, thôi thì cũng phải thu xếp một chuyến hoành tráng để tichuot được biết núi rừng phía Bắc này nó ra làm sao.
Sau khi cân nhắc một số địa điểm, tôi quyết định chọn VQG Xuân Sơn sẽ là nơi để tiếp đãi tichuot. Thực ra từ lâu, tôi cũng đã ấp ủ ý định quay lại đây để leo lên núi Cẩn, quả núi cao nhất khu vực này nhưng chưa thực hiện được vì phải tổ chức được một đội có kinh nghiệm và sức khỏe mới có thể chinh phục đỉnh núi hiểm hóc này.
Tôi định sẽ tổ chức đoàn 3 người để đi là hợp lý nhất, dễ bố trí về hậu cần cũng như đảm bảo an toàn và bất trắc trên đường. Tình cờ, trong một bữa uống bia với Tuấn Móm, bạn nối khố của lão Voòng Ngẩu Pín, biết tôi sắp đi leo núi, lão cũng một mực đòi đi theo. Thực ra thì Tuấn Móm cũng là một tay đi phượt có hạng, lão đã từng lang thang khắp Tây Bắc, Đông Bắc với con Suzuki Royal đời nhà Tống, nhưng đi trekking và leo núi, đi rừng thì lão chưa bao giờ đi cả. Tuy nhiên thì Tuấn Móm có sức khỏe không phải vừa và võ công tương đối nên cho lão đi cùng cũng hoàn toàn yên tâm. Vậy là tôi chốt đoàn gồm có 3 người: tôi, tichuot và Tuấn Móm, hẹn nhau đúng tối thứ 6, ngày 25-11-11 sẽ lên đường đi Xuân Sơn.
Tối thứ 6, 25-11-11, như đã hẹn, Tuấn Móm qua nhà tôi, sau đó tôi lấy ô tô chở Tuấn Móm ra sân bay Nội Bài đón tichuot rồi phóng thẳng đi VQG Xuân Sơn. Mãi tận 10h30 thì chúng tôi mới tới được nhà anh Bàn Xuân Lâm ở bản Dù. Chẳng kịp thay quần áo, chúng tôi vào bàn đánh chén luôn cho đỡ đói.
Thực đơn cũng rất giản dị với gà Xuân Sơn luộc, cải Mán luộc, đỗ xào lòng gà, lá hẹ ăn sống và rượu ba kích của lão Tuấn Móm.
Sáng hôm sau, cả bọn dậy từ 6h sáng, ăn sáng bằng một tô mỳ tôm với trứng gà rồi chuẩn bị đồ đạc lên đường. Tôi đã làm việc với anh Bàn Xuân Lâm từ trước nhờ anh tìm hộ một người thông thạo địa hình để dẫn chúng tôi lên núi Cẩn.
Núi Cẩn này vốn có địa hình rất hiểm trở, dốc cao toàn đá tai mèo sắc lẹm nên có rất ít người đã từng leo lên đến đỉnh núi. Ngay cả trong số những người dân nơi đây, số người đã leo lên đến đỉnh núi cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Anh Lâm giới thiệu cho chúng tôi anh Kim, một con sói già của núi rừng Xuân Sơn, anh Lâm nói chỉ có anh Kim mới đủ tin tưởng để đưa chúng tôi tới được đỉnh núi Cẩn vì đường đi rất khó và nguy hiểm.
Thế là bốn người chúng tôi từ biệt anh Lâm rồi lên ô tô đi vào bản Cỏi, để xe lại rồi bắt đầu hành trình leo núi Cẩn.
Bản Cỏi buổi sáng sớm.
Rồi qua một nương lúa đã bỏ hoang, có lẽ do chính quyền không cho phép người dân tiếp tục làm nương trong rừng nữa.
Ngay sau khi đi qua bãi nương bỏ hoang thì chúng tôi bắt đầu leo núi xuyên rừng. Chuyến đi này, thực chất không phải là trekking mà là một chuyến climbing thì đúng hơn vì chẳng có mấy đoạn đi bộ được mà toàn phải leo bằng cả tay lẫn chân.
Rừng nguyên sinh rậm rạp, cây cỏ che lấp cả bước chân.
Cũng rất may là thời tiết hôm nay rất đẹp, nắng ráo và mát mẻ. Nếu trời mưa hay nắng quá thì đi sẽ rất vất vả và nguy hiểm vì đường trơn và sẽ mất rất nhiều sức lực cũng như nước uống. Do vậy, với tôi, yếu tố thời tiết luôn được đặt lên hàng đầu trong các chuyến đi, đặc biệt là đi rừng.
Tới một vách núi lởm chởm.
Lúc này là 8h30 sáng, trời có nắng nhưng ở trong rừng thì tối thui, chúng tôi phải căng mắt ra để nhìn đường đi. những cây bụi nhỏ che lấp hết những khe đá tai mèo như những cái bẫy, nếu không đẻ ý dẫm vào sẽ bị thụt xuống mà ngã gãy chân như chơi.
yeu bat tram dao qua tuong binh lieu la nghi nhung lai den xuan son
Trả lờiXóavqg xuan son la o gan nha e
Trả lờiXóaco ac nao muon tham quan vqg xuan son thi pm e nha e se la huong dan vien tinh nguyen cho moi nguoi.pm 0979992894
Trả lờiXóa