Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Hành hương lên Ngọa Vân Am phần 4

Chỗ chúng tôi để xe thấy có 1 em Cub 81 đời chót kim vàng giọt lệ màu ốc bươu, biểu tượng của sự giàu sang vào những năm cuối của thập niên 80 vứt lăn lóc dưới gốc cây, mấy còn bò lôi cả yếm xe ra nhai nát. Chiếc xe này khéo là của một phượt tử nào đó đi vào đây rồi vứt luôn lại.


Con đường mòn bé tý bắt đầu đi xuyên vào rừng.



Thỉnh thoảng có vài cây quế mọc bên đường, bẻ một cành quế mùi rất thơm và có vị ngọt.



 Con đường mòn men theo dòng suối.


Có những chỗ phải lội qua.


Hoặc nhảy từ tảng đá này sang tảng đá kia như khỉ.


Đôi chỗ cũng được khô ráo một chút.


Hoặc rẽ khoai nước mà đi.



Giữa rừng cũng có mốc địa giới.


 Một đoạn suối trong vắt.


Một đoạn thì lổn nhổn toàn đá tảng to tướng.



Càng đi sâu vào trong rừng càng thấy xa rời với thế giới hiện đại. Bốn bề xung quanh chỉ có thiên nhiên và đất trời, vô cùng hoang sơ và dễ làm ta liên tưởng tới đạo Phật.

Nói tới đạo Phật, nhiều người tưởng đó là một cái gì cao siêu khó hiểu và thần bí nhưng thực ra không phải vậy. Đạo Phật rất gần gũi, dễ hiểu và thiết thực trong cuộc sống.

Đạo Phật thực chất là một đường lối sống, một phương thức sống, một triết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm. Đạo Phật không công nhận thần quyền, bác bỏ mọi lý luận siêu hình, ngăn trí óc người ta đi vào thế giới suy tưởng siêu hình mà Phật cho là vô ích. Phật chủ trương đi vào đời sống thực tế, Phật muốn kéo người ta về thực tại và giải quyết thực tại đó vì hạnh phúc của con người.

Một đặc điểm nữa của Đạo Phật là tôn trọng sự tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng. Phật chủ trương"Ngươi đừng tin theo ai cả. Ngươi chỉ nên nghe theo lý trí của ngươi. Đừng vội tin một điều gì, vì điều đó được người ta nhắc nhở đến luôn. Đừng tin vào một điều gì, dù là di bút của người xưa để lại. Đừng tin vào một điều gì, dù điều ấy được những ý kiến thiên vị hay một tập quán lâu đời bênh vực. Đừng tin một điều gì, dù điều ấy ở dưới mãnh lực của một ông thày hay một nhà truyền đạo. Tất cả những sự thật, theo kinh nghiệm của ngươi, và sau sẽ được xác nhận rõ ràng là phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc cho người và cho các loài, thì chính đó là sự thật và ngươi hãy sống theo sự thật ấy".

Một tư tưởng quan trọng nữa của đạo Phật đó là Phật không phải là người duy nhất đem lại sự giải thoát cho nhân loại. Phật nói rằng ai cũng có Phật Tính, trước người đã có nhiều vị Phật và sau người cũng sẽ có hằng ha số Phật. Ai đem lại hạnh phúc chân thực, vĩnh viễn cho loài người thì đệ tử Phật đều suy tôn là Phật, không câu nệ bằng phương pháp nào, học thuyết nào của ai và từ phương trời nào đưa lại.

Phật giáo tại Việt Nam là phật giáo Đại Thừa bao gồm 3 tông phái là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông.

Về Tiểu Thừa và Đại Thừa:
Phật tùy theo căn cơ của chúng sinh , tùy theo trình độ và nhận thức, tùy theo nhân duyên, tùy theo hoàn cảnh mà thuyết pháp. Chúng sinh nghe Phật thuyết pháp, trình độ tu học khác nhau, có cao có thấp nên sự tiếp thu khác nhau. Bậc Tiểu Căn, sau khi nghe thuyết pháp, tu hành và trở thành phái Tiểu Thừa, bậc Đại Căn, sau khi nghe thuyết pháp, tu hành và trở thành phái Đại Thừa.

Thiền Tông do Bồ Đề Đạt Ma, người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ) qua Trung Quốc sáng lập ra. Bồ Đề Đạt Ma thấy các nhà học Phật, phần lớn là chấp văn tự, chấp những điều thấy, nghe, hiểu biết mà thành ra chướng ngại cho việc tu chứng, nhận lầm văn tự kinh điển là chân lý, nhận lầm ngón tay chỉ mặt trăng là mặt trăng nên ngài lập ra thuyết Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, dạy người ngồi yên lặng lìa tâm niệm để tỏ tâm kiến tính.
Vì vậy, Thiền Tông bất luận người rất thông minh hay không biết chữ đều tu học được cả.

Tịnh Độ tông chuyên dạy cho tín đồ niệm Phật, phát nguyện vãng sinh Tịnh Độ. Do Tuệ Viễn sáng lập năm 373 tại chùa Đông Lâm, núi Khuông Lô, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Người tu Phật, lễ Phật, niệm Phật, với nhất tâm bất loạn thấm nhuần giáo lý Phật, thực hiện giáo lý đó trong cuộc sống hàng ngày là người tu Tịnh Độ Tông tinh tiến nhất.

Mật Tông: chuyên về sự trì tụng mật chú, trái với Hiển Giáo là dùng văn tự, dùng lời văn để làm rõ giáo lý như Tam Luận Tông, Thiên Thai Tông, Pháp tướng Tông...
Mật Tông căn cứ vào kinh Đại Nhật nói ra, còn kinh điển Hiển Giáo thì do Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra. Mật tông là tông phái được truyền vào Việt Nam đầu tiên.

Tôi và anh bạn Sinh lại lội bì bõm dưới suối tiếp tục hành trình lên Ngọa Vân Am.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét