Bãi đất trống này có lẽ là địa danh Thông Đàn, xưa kia là vườn tháp, nơi đặt một phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và các vị sư của Ngọa Vân Am sau này. Di tích này cũng đã bị kẻ xấu phá hoại để tìm cổ vật, nay chỉ còn nền cũ và trơ trọi ít gạch đá cổ xưa kia.
Gạch ngói cổ.
Kiến trúc cổ bằng đá, vỡ tan.
Chân cột bằng đá.
Nền gạch cổ.
Gốc thông cổ thụ đã chết khô từ bao giờ.
Bia đá lăn lóc.
Cây thông cổ thụ còn sống.
Một cây thông cổ khác nằm khá xa.
Rời Thông Đàn, chúng tôi lại đi sâu vào rừng trúc. Đến đây thì Sinh bảo tôi cứ đi thẳng là tới Ngọa Vân Am, anh ta không cần dẫn lối nữa và xin phép tôi trở về nhà. Tôi cám ơn anh ta và hẹn ngày mai sẽ qua nhà anh ta chơi.
Tôi đi một đoạn nữa thì lại đến một nền phế tích, chẳng biết lai lịch là thế nào.
Sau đó lại len vào con đường mòn giữa rừng trúc để tới Ngọa Vân.
Đi một đoạn nữa thì tới một phế tích khác.
Tháp này có vẻ là mới được xây lại.
Đây đó còn sót lại những chân cột đá cổ.
Mảnh sứ cổ.
Về sau hỏi ra tôi mới biết đây là chùa Mẫu.
Ngôi chùa chỉ còn sót lại bốn bức tường vỡ nham nhở được làm theo kiểu kiến trúc phương Tây với tường đá, cột trụ có phào chỉ... Ngôi chùa này chắc mới được xây trong thế kỷ 20, không hiểu lai lịch ra làm sao.
Đi qua sườn núi này là tới Ngọa Vân Am.
Đường vào Ngọa Vân Am đây rồi.
Lúc này đã gần 5h chiều, tôi nhìn thấy thấp thoáng 2 bóng áo nâu và nghe tiếng Chuông gióng lên âm vang cả núi rừng.
Leo nốt những bậc đá này là lên đến Am Ngọa Vân.
Leo nốt những bậc đá này là lên đến Am Ngọa Vân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét