Người ta thường ví Tu Tập cũng giống như leo núi. Đỉnh núi tuy chỉ có 1 nhưng có rất nhiều đường để lên, đường đó chính là Đạo vậy. Không thể so sánh con đường nào hay hơn con đường nào cũng như không thể nói Đạo nào hay hơn Đạo nào. Thậm chí mỗi người có thể tìm cho mình một con đường riêng để leo lên tới đỉnh núi. Đường có thể rất dốc nhưng lại nhanh lên tới đỉnh, đường ít dốc thì phải vòng vèo lâu tới đỉnh hơn. Như để lên tới Ngọa Vân Am này, có rất nhiều con đường để lên, mỗi người chọn một con đường, vòng vèo dài ngắn khác nhau nhưng rồi cũng đến nơi.
Người leo núi, tùy theo sức lực của mình mà chọn cho mình con đường phù hợp, người khỏe thì sẽ chọn con đường dốc nhưng nhanh tới đỉnh, người yếu thì chọn con đường vòng nhưng đỡ mệt hơn. Trong đời sợ nhất là chọn nhầm đường, một là sẽ phải bỏ cuộc giữa đường, hai là phải quay lại điểm xuất phát để đi con đường khác, ba là lãng phí thời gian. Các Đạo Pháp khác nhau cũng vậy, hình thức và phương pháp có thể khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu cuối cùng. Cho dù là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông hay Mật Tông, cuối cùng cũng là để đạt tới Niết Bàn.
Muốn đi lên đỉnh núi một cách hiệu quả thì phải hiểu bản thân mình, hiểu con đường, tránh ngộ nhận, phải có sự luyện tập để có được những yếu tố cơ bản của một người leo núi, trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để phục vụ việc leo núi của mình.
Leo núi hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào Nhân Duyên, nếu Nhân Duyên tốt anh sẽ thăng tiến rất nhanh, nếu Nhân Duyên xấu thì con đường sẽ gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, Nhân Duyên lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân mình, phải biết làm sao để có Nhân tốt và tìm kiếm cái Duyên lành ở đâu.
Leo núi hay tu tập đều rất cần có người Hướng Đạo, người Hướng Đạo là người đi trước ta, có nhiều kinh nghiệm hơn ta, có lòng tốt để sẵn sàng chỉ bảo ta đi đúng con đường phù hợp với mình, giúp đỡ, ủng hộ ta trong quá trình tu tập hay leo núi. Chọn được người hướng đạo tốt cũng phụ thuộc rất nhiều vào Nhân Duyên. Ví như cậu Sinh kia là người hướng đạo khá tốt đối với tôi, anh ta đã dẫn tôi đi đúng con đường phù hợp với tôi, đúng con đường mà tôi thích, đó cũng là do nhân duyên.
Tu tập hay leo núi cũng đều gặp rất nhiều trở ngại, có những trở ngại là các cám dỗ của dục vọng, những dục vọng đó luôn muốn kéo ta trở lại điểm xuất phát, bảo ta bỏ cuộc đi để thỏa mãn những dục vọng ấy. Chỉ khi nào chúng ta tu tập hay leo núi mà cảm thấy sung sướng trong cái việc đó thì tự nhiên những dục vọng kia sẽ biến mất, cũng như ta ngắm suối, nghe rừng, hít thở không khí trong lành cảm thấy sung sướng hơn ngồi nhà xem ti vi, uống bia lạnh.
Một điểm nữa là leo núi, hay tu tập, đều phải tự mình đi đến, không ai đi hộ được. Nhiều người nhìn thấy con đường, biết đó là con đường tốt dẫn đến đích nhưng không chịu đi thì tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Giáo lý Phật như là cái bè để qua sông, người nào có cái bè mà không dùng để qua sông thì cái bè là một vật vô dụng.
Người leo núi, tùy theo sức lực của mình mà chọn cho mình con đường phù hợp, người khỏe thì sẽ chọn con đường dốc nhưng nhanh tới đỉnh, người yếu thì chọn con đường vòng nhưng đỡ mệt hơn. Trong đời sợ nhất là chọn nhầm đường, một là sẽ phải bỏ cuộc giữa đường, hai là phải quay lại điểm xuất phát để đi con đường khác, ba là lãng phí thời gian. Các Đạo Pháp khác nhau cũng vậy, hình thức và phương pháp có thể khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu cuối cùng. Cho dù là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông hay Mật Tông, cuối cùng cũng là để đạt tới Niết Bàn.
Muốn đi lên đỉnh núi một cách hiệu quả thì phải hiểu bản thân mình, hiểu con đường, tránh ngộ nhận, phải có sự luyện tập để có được những yếu tố cơ bản của một người leo núi, trang bị cho mình những kiến thức phù hợp để phục vụ việc leo núi của mình.
Leo núi hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào Nhân Duyên, nếu Nhân Duyên tốt anh sẽ thăng tiến rất nhanh, nếu Nhân Duyên xấu thì con đường sẽ gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, Nhân Duyên lại phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân mình, phải biết làm sao để có Nhân tốt và tìm kiếm cái Duyên lành ở đâu.
Leo núi hay tu tập đều rất cần có người Hướng Đạo, người Hướng Đạo là người đi trước ta, có nhiều kinh nghiệm hơn ta, có lòng tốt để sẵn sàng chỉ bảo ta đi đúng con đường phù hợp với mình, giúp đỡ, ủng hộ ta trong quá trình tu tập hay leo núi. Chọn được người hướng đạo tốt cũng phụ thuộc rất nhiều vào Nhân Duyên. Ví như cậu Sinh kia là người hướng đạo khá tốt đối với tôi, anh ta đã dẫn tôi đi đúng con đường phù hợp với tôi, đúng con đường mà tôi thích, đó cũng là do nhân duyên.
Tu tập hay leo núi cũng đều gặp rất nhiều trở ngại, có những trở ngại là các cám dỗ của dục vọng, những dục vọng đó luôn muốn kéo ta trở lại điểm xuất phát, bảo ta bỏ cuộc đi để thỏa mãn những dục vọng ấy. Chỉ khi nào chúng ta tu tập hay leo núi mà cảm thấy sung sướng trong cái việc đó thì tự nhiên những dục vọng kia sẽ biến mất, cũng như ta ngắm suối, nghe rừng, hít thở không khí trong lành cảm thấy sung sướng hơn ngồi nhà xem ti vi, uống bia lạnh.
Một điểm nữa là leo núi, hay tu tập, đều phải tự mình đi đến, không ai đi hộ được. Nhiều người nhìn thấy con đường, biết đó là con đường tốt dẫn đến đích nhưng không chịu đi thì tất cả cũng chỉ là vô nghĩa. Giáo lý Phật như là cái bè để qua sông, người nào có cái bè mà không dùng để qua sông thì cái bè là một vật vô dụng.
Đang leo núi thì tôi nhìn thấy cái cây này, "Cây đa bóp cổ"
Nếu nhìn kỹ bên trong cây đa này đã có một cây khác chết khô. Xưa kia, cây đa này do nhân duyên mà được chim chóc mang tới thân cây chủ, nó sống bằng không khí, hơi ẩm và chút chất mùn trên vỏ cây chủ, không ngừng lớn mạnh cho tới khi bộ rễ của nó chạm được tới đất, hút nước và chất dinh dưỡng từ dưới đất lên, sau đó nó dần bao xung quanh cây chủ và giết chết nó, chiếm toàn bộ mảnh đất quý giá của cái cây xấu số kia. Thiên nhiên là vậy, cuộc sống luôn vận động, sinh rồi lại tử, tử rồi lại sinh thành vòng Luân Hồi. Ta cũng không thể nói cái cây bóp cổ kia là xấu được vì nó làm thể chẳng qua cũng để sinh tồn, không có sự lựa chọn nào khác, cũng như mấy con vắt đang hút máu dưới chân tôi đây, đã sinh ra là vắt thì phải hút máu. Con người nhiều lúc tự cho mình cái quyền phán xét, cho mình là chúa tể của thế giới để dùng sức mạnh thay đổi tự nhiên, rốt cuộc lại hủy diệt chính mình trong cái vòng luẩn quẩn.
Dốc lên cao mãi, càng leo càng thấy thích, càng đi càng thấy lòng mình thanh thản.
Con đường lại đi vào giữa rừng trúc. Những cây trúc mới mọc vươn lên xanh tốt trên những xác trúc đã héo khô.
Các bậc tu hành xưa kia đã khéo chọn nơi này, để tu luyện, cứ đi lên đi xuống qua đây vài lần thì 10 phần đã đắc đạo được 3, 4 phần rồi.
Từ suối lên tới đây mới leo được khoảng 300m, nửa độ cao đến Ngọa Vân Am.
Một đoạn dốc thẳng đứng, người phát lộ đã cất công khoét thành bậc để người sau dễ đi hơn.
Leo hết dốc thì đến một đoạn tương đối bằng phẳng và quang đãng, một cây mai rừng khẳng khiu trơ trọi.
Cây này là cây gì tôi cũng không rõ nhưng đang ra rất nhiều hoa.
Ngắm cảnh một lúc chúng tôi lại xuyên vào rừng trúc.
Sinh lại mải miết đi lên trước, tôi với cậu ta tiếng là đi với nhau nhưng thật ra luôn cách nhau một đoạn khá xa nên cũng như là đi một mình. Đi một mình có cái hay là thoải mái nghiền ngẫm mộng tưởng, không bị phân tâm, chỗ nào hay thì dừng lại xem xét, chụp ảnh thoải mái.
Đi vào rừng trúc giông giống như đi vào một đường hầm.
Có đoạn toàn xác trúc khô héo
Có đoạn thì xanh tươi.
Qua khỏi rừng trúc thì đến một bãi đất rất rộng.
Trên bãi đất có mấy cây thông cổ thụ.
Có 3 cây thông rất to, một cây đã chết khô từ bao giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét