Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Pa Vệ Sủ những ngày thu nắng và mưa - P11

Tôi phi xe qua một cái rãnh sâu để đi vào một khe núi nhìn như trong phim Tây Du Ký, giá mà có một con yêu tinh xinh đẹp nhảy ra bắt thì khoái biết mấy.



Đoạn suối ở đây có vẻ rất sâu, nước xanh ngắt.



Từ chỗ tôi đang đứng xuống tới mặt suối chắc cũng phải độ trăm mét, nhìn khung cảnh khá là hùng vĩ, rừng xanh um tùm hoang sơ tuyệt vời.

 
Giá mà có thể leo xuống dưới đó chơi, tắm một phát thì sướng.



Đỗ xe trên bờ vực cực kỳ chênh vênh, nhìn đất đá chỉ muốn lở ra bất cứ lúc nào.



Khúc cua tay áo dốc ngược, phải leo lên xem có gì trên đó mới được.

 
Qua khỏi con dốc thì ăn vào một con đường to, dài tít tắp men theo sườn núi.



Đi một đoạn nữa thì tới một bản khá lớn.



Và một điểm trường.



Tôi dừng lại hỏi thăm thì hóa ra đây chính là đường đi vào Hà Nê và Hà Si, tới sát biên giới, từ đây tới đó phải còn gần 30km nữa. Tuy nhiên thì thời gian không còn nhiều nữa, tôi phải quay ra trung tâm xã với các bạn đồng hành để chuẩn bị chiều nay sẽ còn phải chinh phục đỉnh Tà Tổng nữa, hẹn một lần khác tôi sẽ quay trở lại vùng đất này để khám phá kỹ hơn.
 
Tôi quay lại tới trung tâm xã Pa Ủ thì đồng bọn cũng vừa vào một quán nhỏ gọi 5 bát mì tôm ra xì xụp húp với nhau. Ở đây có khá nhiều người Kinh lên mở quán buôn bán kiếm sống, cũng không hiểu tại sao họ lại bỏ quê lên tận vùng đất xa xôi này để làm ăn. Có lẽ ở dưới xuôi cuộc sống càng ngày càng khốn khó, nợ nần nhiều rồi bỏ xứ lên đây sống cho qua ngày chăng?

Ăn uống nghỉ ngơi xong, chúng tôi lên xe quay ra cho kịp trước khi cấm đường. Hẹn gặp lại Pa Ủ vào một ngày khác.

Lại đi giữa cây rừng ra ngoài.



Lao như tên trên con đường ngoằn nghoèo để còn kịp chiều nay lên Tà Tổng.



Dừng chân mấy phút trước khi rời Pa Ủ về tỉnh lộ 127.



Nhìn lại con đường chênh vênh vào Pa Ủ chúng tôi vừa đi qua, chắc còn phải rất lâu tôi mới sẽ có cơ hội quay lại đây.

 
Quay ra trung tâm xã Mường Tè, chúng tôi quay ngược trở lại tỉnh lộ 127 thì tới cây cầu treo Nậm Khao bắc qua sông Đà nối tỉnh lộ 127 với đường vào xã Tà Tổng.



Cây cầu treo này mới hoàn thành được khoảng gần 2 năm.



Tà Tổng tuy là một xã của huyện Mường Tè nhưng trước kia, giao thông đi lại từ Tà Tổng ra thị trấn Mường Tè gần như không có. Muốn lên Tà Tổng, người dân chủ yếu phải đi vòng qua Mường Nhé, Điện Biên, đường cực dốc, trơn và nguy hiểm, đến mùa mưa thì chỉ có thể đi bộ. Do vậy, suốt cả một thời gian dài, người Tà Tổng gần như sống hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài.

Cho tới gần đây, một con đường mới được mở từ tỉnh lộ 127 lên đến Tà Tổng, chấm dứt thời gian bị biệt lập của Tà Tổng với bên ngoài. Giờ đây, ô tô đã có thể đi từ thị trấn Mường Tè lên tận trung tâm xã Tà Tổng giúp cho cuộc sống của người dân nơi đây đã được cải thiện rất nhiều.

Ngay bên cạnh cầu treo Nậm Khao là một cây cầu sắt có tên rất hài hước.

 
Tà Tổng xưa kia vốn nổi tiếng là nơi có thuốc phiện ngon nhất vùng Tây Bắc. Nằm ở độ cao khoảng 1200m so với mực nước biển, khí hậu Tà Tổng mát mẻ quanh năm rất phù hợp với sự phát triển của cây anh túc, hơn nữa với địa hình hiểm trở và biệt lập với bên ngoài, Tà Tổng cũng rất thuận lợi để canh tác, chế biến và sản xuất các chế phẩm từ nhựa anh túc.

Ngay từ trước khi lên đường, tôi đã nghe nhiều thông tin nói rằng tình hình an ninh ở Tà Tổng hiện đang rất xấu, sẽ cực kỳ mạo hiểm nếu đi vào đây. Một phần do Tà Tổng đang là một trong những điểm nóng về ma túy, nơi các trùm ma túy thường ẩn náu và hoạt động, một phần nơi đây có 95% dân cư là người Mông, sau sự kiện Mường Nhé 30/4 năm ngoái, hiện họ vẫn đang có nhiều biểu hiện chống đối nên bị an ninh theo dõi sít sao, chỉ cần có một dấu hiệu đáng ngờ là có thể báo động, cô lập và xử lý. Tuy nhiên thì càng mạo hiểm, chuyến đi sẽ càng hấp dẫn và chúng tôi quyết tâm phải tới được Tà Tổng bằng mọi giá.

Chụp một kiểu ảnh trước khi dấn thân vào Tà Tổng.



Cả đội hừng hực khí thế qua cầu bắt đầu hành trình chinh phục Tà Tổng.

 
Qua khỏi cầu treo Nậm Khao thì chúng tôi rẽ trái, lao vào con đường đất ẩm ướt rộng vừa hai vệt bánh xe tải.



Con đường hoang sơ không một bóng người vào buổi xế chiều khiến tôi có cảm giác cũng hơi rờn rợn.



Cả đội phóng vun vút phía trước, chỉ có mình tôi chặn hậu chốt đoàn phía sau.

Qua một vũng bùn lầy trơn nhẫy.



Chạy chốt đoàn có cái dở là nếu xảy ra chuyện gì thì sẽ không ai biết. Tuy nhiên tôi đi độc hành cũng đã quen rồi nên cũng chẳng sợ gì mọi tình huống có thể xảy ra.

Con đường càng vào sâu thì nhìn lại càng hoang vu, cây cối um tùm.



Đi đến đây không hiểu có một điều gì đó khiến tôi mất tập trung, bánh sau đè lên một chỗ đất yếu, bị lở ra và bánh trượt xuống rãnh, thế là ngã oạch một cái, tý nữa thì lao xuống vực. Đồng bọn đều đã chạy cả phía trước, bọn này đang hăng máu chắc chạy tít, còn lâu mới dừng lại. Thôi đành cố gắng xoay xở một mình vậy.



Chỗ tôi bị ngã thực ra rơi vào vị trí khá khó để nâng xe dậy một mình, nhất là với chiếc DR650 nặng nề này. Xung quanh chẳng có một bóng người, tôi đành tháo đồ ra cho xe nhẹ bớt và đỡ vướng, sau đó cố gắng kéo xe vào phía giữa đường để lấy chỗ đứng nâng xe dậy. Đẩy được xe vào trong, tôi có chỗ đứng và lấy hết sức để nâng xe dậy. Cũng may là đợt này chịu khó tập luyện nên sức khỏe vẫn còn tốt nên mới nâng được xe lên một cách khá vất vả. Tôi dựng chân chống xe, nghỉ một lúc cho lại sức rồi buộc lại đồ, lên xe đi tiếp cho kịp mọi người phía trước.
 
Tiếp tục đi trên con đường đất vắng lặng.



Một đoạn đường cấp phối chìm trong cây cỏ hai bên đường.



Con đường mỗi lúc một tiến vào sâu hơn, cây cối ngày càng um tùm.

 
Ngày xưa hồi chiến tranh đi trên con đường này mà bị phục kích thì chắc chỉ có chết.



Đường mỗi lúc một dốc hơn.



Được cái đường rải đá cấp phối nên đi cũng không bị trơn lắm.



Một khúc ngoặt trong rừng rậm.



Vừa vào đầu khúc cua thì tôi bỗng giật bắn mình vì nguyên một chiếc xe tải IFA W50 cũng đang lao xuống rầm rầm. Cả hai đều không nhìn thấy nhau vì bị khuất bởi cây cối và cùng phanh đánh két một phát, đầu xe chỉ còn cách nhau khoảng 1 thước. Chiếc IFA đã chiếm hết cả con đường, tôi đàng lùi xe lại rồi kiếm một khoảng trống nhỏ, lao xe vào sát bụi cây rồi nép người cho chiếc IFA đi qua, thật là hú hồn.
 
Đi một đoạn nữa thì tôi lại gặp hai chiếc IFA nữa đi xuống, mỗi lần gặp là lại phanh dúi phanh dụi và vất vả né tránh nhau.



Một đoạn đường nhão nhoét.



Đến một ngã ba đường thì thấy cả bọn đang đứng đợi tôi ở đó.



Từ đầu tới giờ mới thấy có một ngôi nhà lá xiêu vẹo nhưng khá xinh xắn.



Tới đây rẽ tay phải là đi vào Tà Tổng, cả bọn chụp một kiểu ảnh rồi lên đường đi tiếp.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Pa Vệ Sủ những ngày thu nắng và mưa - P10

Đi một đoạn nữa thì chúng tôi gặp trạm kiểm soát biên phòng của đồn biên phòng Pa Ủ, cũng một căn nhà gỗ rất đơn sơ với hai anh biên phòng đang trực tại đó. Anh Dũng chợt nhận ra một anh tên là Quang ngày trước đã gặp ở đồn biên phòng Nậm Xe nay lại được chuyển về đây công tác. Tôi mang giấy giới thiệu vào xuất trình để anh Quang đăng ký vào sổ rồi cả đoàn lại tiếp tục đi.

Đường chạy qua trạm kiểm soát biên phòng.



Một dòng suối chảy ngang qua đường.



Cổng vào bản Mu Chi.



Từ đây, đường vào trung tâm xã Pa Ủ rất xấu với nhiều đoạn sạt lở và đang thi công.



Đường như là mới được vỡ, lẫn lộn đất đá.



Vượt qua một đoạn toàn đá hộc.



Đường chạy bên một đập nước nhân tạo.



Rồi lại ăn sâu mãi vào rừng già.



Hun hút...



Lên một con dốc toàn đá, đường kiểu này thì cho dù trời có mưa cũng không sợ bị trơn hoặc lầy.



Chắc vài năm trước, khu vực này vẫn còn chìm khuất trong rừng, giờ thì đường to thế này, chả mấy rừng lại lùi sâu vào nữa.



Liếc nhìn đồng hồ thấy chỉ 1031m.



Đường vẫn dài tít tắp.



Lên đến đỉnh núi, cả đội tranh thủ dừng lại nghỉ ngơi ngắm cảnh và điện thoại cho người thân.



Đứng trên đỉnh núi nhìn lại con đường cheo leo mình vừa đi lên thật hùng vĩ.



Bỗng có một anh dân tộc ở đâu lững thững đi tới, chúng tôi liền kéo lại hỏi han và mời anh ta điếu thuốc.



Rất may là anh ta bập bõm nói được tiếng Kinh.



Tán phét một hồi, chúng tôi chia tay anh bạn tình cờ rồi lại phóng nhanh lên Pa Ủ cho kịp bữa trưa.



Con đường tiếp tục đi lên cao, mây mù giăng đầy.



Trập trùng đồi núi xung quanh.



Một đoạn đường đất đang được vỡ nốt.



Đi qua hòn đá khổng lồ nằm chông chênh này mà chỉ sợ nó lăn một cái thì không khác gì con kiến nằm dưới đế giày.



Đi một lúc nữa thì chúng tôi đã tới lối rẽ lên đồn biên phòng Pa Ủ.



Đồn biên phòng Pa Ủ (309) đóng trên một vùng bằng phẳng tương đối rộng. Doanh trại khá ngăn nắp nhưng rất đơn sơ bằng gỗ chứ chưa được xây dựng kiên cố.



Chúng tôi vào xuất trình giấy giới thiệu và trao quà thăm hỏi các anh. Anh đồn trưởng hiện đi vắng, chỉ có anh Toàn đồn phó rất nhiệt tình đón tiếp chúng tôi, hướng dẫn cặn kẽ chúng tôi đường sá và giờ giấc đi lại vì con đường đang làm, thường xuyên phải chặn đường để thi công. Rất tiếc vì thời gian quá ngắn, chúng tôi cũng không giao lưu được nhiều với các anh biên phòng, hi vọng có dịp khác sẽ lên ở chơi với các anh được lâu hơn. Ngồi chơi một lúc, chúng tôi chia tay các anh, lên xe đi vào trung tâm xã Pa Ủ.

Cổng vào bản Tân Biên.



Bản Tân Biên này được nhắc đến khá nhiều trên báo chí, vốn được xây dựng từ cuối năm 2010 bởi đồn biên phòng 309 và học viện biên phòng nhằm tạo nơi ở giúp bà con La Hủ chuyển về sống định canh định cư.

Mô hình nhà đại đoàn kết kiểu này được thực hiện theo mô hình giống các bản Là Si ở Ka Lăng, Thu Lũm và Hà Si, Hà Nê ở Pa Ủ.

Trên đỉnh một con dốc rất cao vào Pa Ủ.



Vào gần đến trung tâm xã, đường càng đẹp, có rãnh thoát nước kiên cố bên đường.



Xa xa kia đã nhìn thấy trung tâm xã Pa Ủ.



Đường xuyên qua một rừng lau sậy.



Cỏ um tùm xanh mướt.



Cuộc sống định canh định cư cũng đồng nghĩa với việc rừng núi một phần bị niến thành nương rẫy vĩnh viễn.



Một thác nước trắng xóa chảy tít trên vách đá cao ngất nhìn rất ngoạn mục.



Đầu trung tâm xã Pa Ủ.



Một bóng hồng khá xinh, nhìn có vẻ là người Kinh hơn là người La Hủ.



Trẻ con Pa Ủ.



Trung tâm xã đã gần tới.



Gọi là trung tâm xã chứ thực ra chỉ có vài chục nóc nhà nằm dưới thung lũng, có một con đường bê tông nhỏ xíu đi vào. Tôi tiếp tục đi trên con đường trục lớn xem nó dẫn tới đâu.



Đang mát ga trên con đường rộng rãi thì thấy anh Dũng chạy ngược trở lại bảo vào xã nghỉ ăn cơm thôi.



Nhìn đồng hồ thấy còn sớm, mới 12h20, lúc nãy mấy anh biên phòng có dặn là phải ra trước 1h30 vì đến giờ sửa đường, nếu không thì đến tối mới ra được, tôi tranh thủ phóng tiếp xem con đường này dẫn tới đâu.

Bản nhỏ ven đường với những ngôi nhà vách nứa trống hoác, không hiểu đến mùa đông thì gió lùa vào chắc sẽ lạnh thấu xương.



Có vài ngôi nhà được lợp mái tôn, còn lại toàn nhà mái rạ.



Qua khỏi mấy ngôi nhà, con đường dẫn vào một vùng hoang sơ chẳng có bóng người.



Dốc sâu thăm thẳm.



Con đường nhìn như bị bỏ hoang đã lâu.



Đi mãi vẫn chưa hết đường.



Chẳng còn làng bản gì ở đây.



Lổn nhổn toàn sỏi đá.



Phía dưới vực sâu là con suối to nước cuộn trắng xóa bên cây rừng um tùm.



Dòng suối nhìn thật hoang sơ, nước trong vắt nhưng cũng thật dữ dội.