Mỗi khi nhắc tới Quảng Ninh, hẳn ai cũng nghĩ ngay tới những địa danh nổi tiếng, đã được nhắc tới từ hàng chục năm nay như thắng cảnh Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, vịnh Bái Tử Long, đảo Vân Đồn, Cô Tô, núi Yên Tử hay cửa khẩu Móng Cái với bãi biển Trà Cổ hoặc ít ra là những mỏ than như Cẩm Phả, Mạo Khê vốn đã làm giàu cho biết bao nhiêu thế hệ người Quảng Ninh. Ít ai biết được, bên cạnh những địa danh mà có khi cả thế giới biết đến đó, Quảng Ninh vẫn còn những vùng đất hoang sơ, chẳng có mấy bóng người với núi rừng, sông suối đan xen, những nơi mà người Kinh ít khi đặt chân tới. Cuộc sống ở nơi đó, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường hình dung về một Quảng Ninh giàu có, hiện đại vốn đã quá quen thuộc với mọi người.
Suốt từ đầu năm 2012 tới giờ, thời tiết liên tục mưa dầm gió bấc thật là không thuận lợi cho những chuyến đi phượt dài ngày. Tôi hầu như chỉ dành thời gian của những ngày nghỉ cuối tuần để đi vãn cảnh những ngôi chùa cổ miền Bắc như chùa Bút Tháp - Bắc Ninh, chùa Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, Thổ Hà - Bắc Giang, chùa Keo - Thái Bình và đặc biệt là chùa Hồ Thiên, Đông Triều, Quảng Ninh.
Mảnh đất Quảng Ninh này có lẽ còn mắc nhiều nhân duyên với tôi nên khi kỳ nghỉ giỗ tổ Hùng Vương sắp đến, tôi lại tính toán để làm một chuyến du hành tới xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ và tới một địa danh ít người để ý tới nơi xa nhất, sâu nhất, khó đi nhất của xã Kỳ Thượng - bản Khe Phương.
Theo chương trình đã định, 7h tối thứ Sáu ngày 30-3, tôi, hoangnguyen và tricoi bắt đầu xuất phát từ đầu cầu Vĩnh Tuy với đích đến là phường Cái Dăm, thành phố Hạ Long.
Chuyến đi suôn sẻ sau 2.5 tiếng, chúng tôi đã có mặt tại Cái Dăm, vào nhà nghỉ Thanh Mai, cất đồ rồi vào hàng hải sản mọi khi đánh chén no say.
Sáng hôm sau, như thường lệ tricoi luôn là tên đậy muộn nhất, 8h hắn mới lôi được đồ xuống để buộc lên xe.
Và cũng như thường lệ, con D-tracker đời nhà Tống của tricoi lại bắt đầu dở chứng không chịu nổ máy. Bố cháu lại bắt mọi người đứng đợi để lôi đồ nghề ra châm cứu cho con la già này.
Có lẽ là chiếc ắc quy của con D-tracker đã hết thời hạn sử dụng nên để qua đêm bị hết điện, tricoi liền xin bà chủ nhà nghỉ một đoạn dây điện để câu ắc quy từ chiếc Djebel của hoangnguyen sang.
Hí hoáy mất nửa tiếng thì ơn giời, con la già đã chịu đi. Ba thằng phi xe tới Giếng Đáy để đón hội phượt Hạ Long do tên kilimangiaro cầm đầu rồi cả bọn đi ăn sáng.
Đồng bọn của kilimangiaro có một cô tên là Trang Nhung giống tên một cô mẫu nổi tiếng đương thời, Trang Nhung đưa chúng tôi tới ăn sáng tại một nhà hàng khá đẹp ở Giếng Đáy để ăn sáng.
Cả bọn để xe ở ngoài đường sát một rặng hoa trắng rất đẹp.
Trong nhà hàng treo rất nhiều hoa lan các loại.
Ông chủ nghe nói cũng là một tay chơi lan có hạng ở Hạ Long này.
Nhà hàng này có một món rất ngon là bánh cuốn chả mực. Bánh cuốn tráng mỏng theo kiểu bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội, còn chả mực thì làm theo kiểu đặc trưng của Hạ Long, hai thứ này kết hợp với nhau rất tuyệt bằng một loại nước mắm hạt tiêu pha rất vừa ăn cùng rau thơm và giá đỗ.
Cả hội đánh chén xong xuôi rồi bắt đầu lên đường, qua Giếng Đáy, cắt qua QL 18 sang QL 279 để đi đến thị trấn Trới, thủ phủ của huyện Hoành Bồ.
QL 279 vốn chẳng xa lạ với dân phượt, nhưng với tôi, có lẽ đây là con đường đặc biệt nhất của miền Bắc Việt Nam. QL 279 bắt đầu chính từ ngã ba Giếng Đáy này, nối liền Đông Bắc Bộ với Tây Bắc Bộ, chạy qua các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên. Với chiều dài hơn 600km, QL 279 là quốc lộ dài thứ tư của Việt Nam sau QL 1A, QL14 và QL 15, chạy qua các huyện lỵ: Thành phố Hạ Long - Hoành Bồ - Sơn Động - Lục Ngạn - Chi Lăng - Văn Quan - Bình Gia - Na Rì - Ngân Sơn - Ba Bể - Na Hang - Chiêm Hóa - Bắc Quang - Quang Bình - Bảo Yên - Văn Bàn - Than Uyên - Quỳnh Nhai - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ và điểm cuối là cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên.
Từ Giếng Đáy đi chỉ chừng 15km là tới thị trấn Trới của huyện Hoành Bồ, thị trấn với nhà cửa san sát nhưng khá vắng vẻ trong buổi sáng thứ Bảy.
Qua thị trấn Trới, chúng tôi rẽ trái qua tỉnh lộ 326 để tới xã Kỳ Thượng.
Sau vài khúc ngoặt, núi rừng Hoành Bồ bắt đầu hiện ra trước mắt chúng tôi.
Về cơ bản, địa hình khu vực này là các dãy núi đá vôi đã bị phong hóa mạnh có độ cao dưới 1000m xen lẫn với rừng trồng, rừng tái sinh. Có lẽ cách đây vài chục năm, nơi đây đã từng là những cánh rừng hoang sơ bạt ngàn vắng vẻ với hệ động thực vật phong phú.
Qua thị trấn Trới chừng 10 phút xe máy, chúng tôi tới lối rẽ để tới xã Kỳ Thượng.
Đường tới Kỳ Thượng khá nhỏ, khuất trong những rặng nhãn đang trổ hoa.
Một cảm giác rất thú vị khi chúng tôi bắt đầu hòa vào không khí của một vùng làng quê trong lành, tách khỏi mọi sự ồn ào náo nhiệt của đô thị.
Một thung lũng xinh đẹp trải rộng trước mắt chúng tôi.
Xa xa là một đàn trâu đang gặm cỏ.
Đi tới đây thì dân cư chỉ còn rất thưa thớt, thỉnh thoảng mới có một bóng người.
Đường nhựa bắt đầu chuyển thành đường bê tông quanh co đèo dốc.
Trong nhà hàng treo rất nhiều hoa lan các loại.
Ông chủ nghe nói cũng là một tay chơi lan có hạng ở Hạ Long này.
Nhà hàng này có một món rất ngon là bánh cuốn chả mực. Bánh cuốn tráng mỏng theo kiểu bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội, còn chả mực thì làm theo kiểu đặc trưng của Hạ Long, hai thứ này kết hợp với nhau rất tuyệt bằng một loại nước mắm hạt tiêu pha rất vừa ăn cùng rau thơm và giá đỗ.
Cả hội đánh chén xong xuôi rồi bắt đầu lên đường, qua Giếng Đáy, cắt qua QL 18 sang QL 279 để đi đến thị trấn Trới, thủ phủ của huyện Hoành Bồ.
QL 279 vốn chẳng xa lạ với dân phượt, nhưng với tôi, có lẽ đây là con đường đặc biệt nhất của miền Bắc Việt Nam. QL 279 bắt đầu chính từ ngã ba Giếng Đáy này, nối liền Đông Bắc Bộ với Tây Bắc Bộ, chạy qua các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên. Với chiều dài hơn 600km, QL 279 là quốc lộ dài thứ tư của Việt Nam sau QL 1A, QL14 và QL 15, chạy qua các huyện lỵ: Thành phố Hạ Long - Hoành Bồ - Sơn Động - Lục Ngạn - Chi Lăng - Văn Quan - Bình Gia - Na Rì - Ngân Sơn - Ba Bể - Na Hang - Chiêm Hóa - Bắc Quang - Quang Bình - Bảo Yên - Văn Bàn - Than Uyên - Quỳnh Nhai - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ và điểm cuối là cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên.
Từ Giếng Đáy đi chỉ chừng 15km là tới thị trấn Trới của huyện Hoành Bồ, thị trấn với nhà cửa san sát nhưng khá vắng vẻ trong buổi sáng thứ Bảy.
Qua thị trấn Trới, chúng tôi rẽ trái qua tỉnh lộ 326 để tới xã Kỳ Thượng.
Sau vài khúc ngoặt, núi rừng Hoành Bồ bắt đầu hiện ra trước mắt chúng tôi.
Về cơ bản, địa hình khu vực này là các dãy núi đá vôi đã bị phong hóa mạnh có độ cao dưới 1000m xen lẫn với rừng trồng, rừng tái sinh. Có lẽ cách đây vài chục năm, nơi đây đã từng là những cánh rừng hoang sơ bạt ngàn vắng vẻ với hệ động thực vật phong phú.
Qua thị trấn Trới chừng 10 phút xe máy, chúng tôi tới lối rẽ để tới xã Kỳ Thượng.
Đường tới Kỳ Thượng khá nhỏ, khuất trong những rặng nhãn đang trổ hoa.
Một cảm giác rất thú vị khi chúng tôi bắt đầu hòa vào không khí của một vùng làng quê trong lành, tách khỏi mọi sự ồn ào náo nhiệt của đô thị.
Một thung lũng xinh đẹp trải rộng trước mắt chúng tôi.
Xa xa là một đàn trâu đang gặm cỏ.
Đi tới đây thì dân cư chỉ còn rất thưa thớt, thỉnh thoảng mới có một bóng người.
Đường nhựa bắt đầu chuyển thành đường bê tông quanh co đèo dốc.
Được đi tham quan đây đó như thế này thích thật đấy, có con máy ảnh vác theo nữa thì chuẩn nhất luôn.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa