Pờ Ly Ngài trên bản đồ GPS của tôi.
Nếu ai đã từng đọc bài báo "Bí mật rừng cấm ở Pờ Ly Ngài" của Phạm Ngọc Dương thì sẽ tưởng tượng ra nơi đây như một chốn thâm sơn cùng cốc với những dốc đá dựng đứng, rừng rậm nguyên sinh bạt ngàn cùng những con người vẫn giữ được nét văn hóa đến hoang sơ, huyền bí. Dưới lời văn của tác giả thì rừng cấm ở Pờ Ly Ngài thật khủng khiếp, đầy ma lực và hùng vỹ đến kinh người.
Tuy nhiên trong suốt quãng đường từ Hoàng Su Phì lên đến Pờ Ly Ngài, tôi cố tìm nhưng chẳng thấy chỗ nào có thể gọi là rừng cả, cùng lắm thì có vài đồi thông nho nhỏ, lưa thưa với những thân cây to hơn bắp chân một chút, còn lại toàn là ruộng bậc thang hoặc đồi núi trọc.
Trung tâm xã Pờ Ly Ngài khá đông đúc và sầm uất.
Điện, đường, trường, trạm đầy đủ.
Cổng trường ẩn hiện trong mây mù.
Tôi rất là thắc mắc tạt vào hỏi thăm mấy anh bạn thổ dân này.
Tôi mới hỏi mấy anh chàng này là rừng cấm Pờ Ly Ngài nó ở chỗ nào ? mấy anh chàng ngây mặt ra có vẻ không hiểu, tôi đành hỏi lại là thế rừng ở đây ở chỗ nào? Một anh trả lời "rừng nào?, làm gì có rừng ở đây". Ô hay, hóa ra ở đây không có rừng à, hay là mình đi nhầm chỗ nhỉ, mà đây đúng là Pờ Ly Ngài rồi còn gì. Tôi lại ngó nghiêng khắp xung quanh thì đúng là làm gì có rừng ở đây thật, mà cũng chẳng có ngôi nhà trình tường nào vách dày gần 1m cả, toàn nhà gỗ hoặc nhà xây, thậm chí vách đan bằng cây giang cây nứa, chẳng làm gì có nhà trình tường ở đây cả.
Hóa ra bố tác giả bài báo này hơi phét lác thì phải, sau cái vụ quái thú nuốt bò ở Xuân Sơn, Phú Thọ, giờ đến rừng cấm Pờ Ly Ngài, chắc phải xem xét lại sự chân thực của các bài báo lá cải một chút. Xem ra thông tin chân thực nhất có lẽ vẫn là box Du lịch TTVNOL và phuot.com mất thôi.
Hóa ra bố tác giả bài báo này hơi phét lác thì phải, sau cái vụ quái thú nuốt bò ở Xuân Sơn, Phú Thọ, giờ đến rừng cấm Pờ Ly Ngài, chắc phải xem xét lại sự chân thực của các bài báo lá cải một chút. Xem ra thông tin chân thực nhất có lẽ vẫn là box Du lịch TTVNOL và phuot.com mất thôi.
Nhìn con đường trước mặt vẫn đi lên cao mãi, tôi quyết định bỏ qua Pờ Ly Ngài mà tiếp tục đi lên phía trước.
Đồi nứa lưa thưa một đoạn.
Đồi nứa lưa thưa một đoạn.
Những cây số cưới cùng của con đường rải nhựa.
Một đoạn cây cối um tùm nhất có thể gặp.
Chúng tôi bắt đầu đi vào con đường offroad lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh. Cả đoạn đường chìm trong mây mù.
Đi một đoạn nữa thì chúng tôi đến trung tâm xã Nàng Đôn.
Xã này có cả người Nùng lẫn người Mông. Các cô gái Mông diện trang phục màu đỏ rất đẹp.
Lũ trẻ đi học về.
Ngã ba Nàng Đôn, rẽ phải đi vào ủy ban xã, đi thẳng là đường đi Xín Mần.
Tôi gặp một anh này, người Nùng, là cán bộ xã rất nhiệt tình chỉ đường cho chúng tôi.
Anh ta chỉ cho chúng tôi đi tiếp khoảng hơn 100m sẽ có đường lên đỉnh núi, trên đó có một bản người Mông, vào hỏi ông Sú. Ông Sú này trước là cán bộ xã nên nói được tiếng Kinh, có thể nhờ ông ấy dẫn lên đỉnh núi.
Hai anh em dừng lại ở Nàng Đôn đổ thêm ít xăng dự phòng rồi lại theo con đường đất lổn nhổn đi tiếp.
Đi được hơn 100m quả thật có lối rẽ ngược lên đỉnh núi. Chúng tôi hăm hở rồ ga leo lên.
Đi được một đoạn thì nhìn thấy một thung lũng nhỏ phẳng lỳ rất đẹp, nhìn như một sân gôn thu nhỏ với thông xung quanh.
Đi được một đoạn thì nhìn thấy một thung lũng nhỏ phẳng lỳ rất đẹp, nhìn như một sân gôn thu nhỏ với thông xung quanh.
Khung cảnh này lại làm tôi nhớ đến khu rừng trúc ở Yên Minh, cũng một bãi cỏ rộng nhưng với trúc xanh rì mọc xung quanh.
Thông ẩn hiện trong mây mù.
Tên này khoái chí vì lần đầu tiên được tới những nơi như thế này.
Tôi tranh thủ làm một kiểu ảnh cực sến.
Con đường lên đỉnh núi này chắc cũng mới được làm.
Đường rất hợp với 2 con chiến mã này.
Khói đốt rơm đang bốc lên nghi ngút.
Mấy anh thổ dân kia toàn là cán boojh chủ chốt của xã đấy, Anh mặc áo đen ngồi là bí thư đảng ủy xã đấy!!!
Trả lờiXóađậu má. Báo viết từ năm 2005. đến 2011 ông mới mò lên, thì làm đéo gì còn rừng và đường sá lổn nhổn đá hộc nữa. Đường đến đâu thì rừng mất đến đó. Ông đi chả khác đ gì cưỡi ngựa xem hoa
Trả lờiXóa